SỬ TRUNG QUỐC - Trang 37

nhưng cũng vẫn là gượng ép vì suốt đời Đông Chu, lịch sử Trung Hoa
chuyển biến liên tục, không bị gián đoạn, từ chế độ phong kiến sang chế độ
quân chủ chuyên chế; mà năm 403 TrCN cũng không có một biến cố nào
quan trọng đủ để mở đầu một thời đại.
Dưới đây tôi chép lại bảng niên đại của Gernet (trong sách đã dẫn) từ thời
tiền sử đến cuối đời Tần, đầu đời Hán, khi Trung Hoa được thống nhất.
Bảng có tính cách rất phỏng chừng.
Như trên tôi đã nói, Eberhard cho các niên đại về nhà Hạ phải sửa lại là
1800 đến 1500 TrCN, về nhà Thương phải sửa lại là 1450 đến 1050 TrCN;
do đó nhà Chu phải bắt đầu từ 1050.
Một điểm nữa: Gernet cho nhà Thương chấm dứt năm 1112 TrCN, nhà Chu
bắt đầu từ 1111 TrCN; nhưng theo Từ Hải thì là 1122 và 1121 TrCN. Có thể
Gernet cho nhà Chu không bắt đầu ngay từ khi Chu Vũ Vương diệt Trụ
(1122 TrCN), mà từ khi Vũ Vương chiếm kinh đô của nhà Thương rồi dời
hết dân nhà Thương qua Lạc Ấp năm 1111 TrCN. Chi tiết đó nhỏ, không
đáng kể.

2.Thời Tây Chu - Chế độ phong kiến

A. Văn minh nhà Chu. Ba ông thánh

Nhà Chu vốn là một chư hầu của nhà Thương, ở phía Tây (tỉnh Thiểm tây)
nên nhà Thương gọi là Tây di. Chữ di này có nghĩa là rợ, vì họ không văn
minh bằng Thương. Các học giả ngày nay như Eberhard, Gernet cho rằng
họ là một bộ lạc Thổ (Turc) sống chung với một số người Tây Tạng (Tibet).
Họ lần lần chịu ảnh hưởng của nhà Thương, mất tính cách Thổ đi mà gần
đồng hoá với nhà Thương.
Tới đời vua Trụ, họ có một ông vua "hiền minh, có thánh đức" - theo các sử
gia Trung Hoa - tên là Xương. Ông Xương, không hiểu vì lẽ gì, bị vua Trụ
giam ở ngục Dữu Lý. Tương truyền khi ở trong ngục, ông nghiên cứu 64
quẻ dịch và viết Thoán từ để giải ý nghĩa của mỗi quẻ. Sau Trụ tha ông,
phong ông làm Tây bá (chư hầu lớn nhất ở phía Tây), sai ông đi dẹp loạn,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.