Vân trào. Hồi Thanh sơ, nước thịnh trị, đất đai khuếch trương, viện văn học
phục hưng. Các hoàng đế Khanh Hi, Càn Long tuy đàn áp những người
phản đối triều đình, nhưng trọng văn hóa Trung Hoa, sai biên soạn được
nhiều bộ rất lớn như Khanh Hi tự điển, Khâm định đồ thư đại tập thành, Tứ
khổ toàn thư…(đã nói ở trên)
Văn học thời đó tập đại thành các thời trước, loại nào cũng phát triển và
nhiều nhà có tinh thần sáng tác, nhưng chưa có khuynh hướng nào rõ rệt.
Cuối đời Thanh, sĩ phu thấy phương Tây nhờ khoa học mà hùng cường, uy
hiếp Trung Quốc, lấy đó làm nhục, muốn cứu quốc, hăng hái đả đảo lối học
từ chương và cổ xúy lối văn thực tiễn, tả thực.
Biển văn sau đời Đường rất suy, tới đời Thanh lại phục hưng. Nổi danh
nhất là Trần Duy Tùng, Viên Mai, tuy trọng luật lệ của thể biền, nhưng nội
dung không rỗng mà có tư tưởng, tình cảm.
Uông Trung dùng một lối mới nửa biền, nửa tản. Vừa đẹp đẽ du dương, vừa
dễ phô diễn tư tưởng. Lương Khải Siêu cuối đời Thanh thường dùng thể đó.
Cổ văn có Chu Di Tôn chủ trương văn phải thành thật trước hết; Cố Viêm
Võ trọng thực dụng, khuyên nếu văn không quan hệ với nghĩa lý hoặc việc
đương thời thì đừng viết; Hoàng Tôn Hi sở trường về tự sự, ông bảo tự sự
phải có phong vận, không nên khô khan, nghệ thuật tự sự cũng giống như
nghệ thuật viết tiểu thuyết.
Ngụy Hi chuyên nghị luận, bút pháp mạnh mẽ.
Ta nên kể thêm Lâm Thư ở cuối đời Thanh, dùng cổ văn để dịch tiểu thuyết
Âu Tây(sẽ nói thêm ở sau).
Thơ
Thơ Thanh hay hơn thở Tống và không kém thơ Đường bao nhiêu. Thi sĩ
Thanh sơ tuy không dùng thể của đời trước mà không mô phỏng hẹp hòi;
cá tính của mỗi nhà cùng tinh thần của thời đại đều được khắc sâu trên tác
phẩm của họ.
Hai thi hào nổi danh nhất là Vương Sĩ Trinh và Viên Mai.
Vương Sĩ Trinh chủ trương thơ phải có thần vận, nghĩa là lời và điệu phải
cao nhã, thanh tân. Thơ ông điêu luyện nhưng có tật dùng tiếng lạ, điển lạ.
Viên Mai chủ chương thuyết tính linh, bảo “thơ biểu hiện tính tình của mỗi