SỬ TRUNG QUỐC - Trang 372

người”, cứ diễn được tính tình riêng của mình là được, chẳng cần phải theo
Đường hay theo Tống. Vậy ông cũng trọng sự thành thực, tự nhiên trước
hết. Ngoài ra còn có Triệu Chấp Tín cho thơ hay là nhờ nhạc, và Thẫm Đức
Tiềm bảo thơ quí ở tính tình, đành rồi, nhưng cũng phải theo phép tắc,
không có phép tắc không phải là thơ.
Từ tới đời Thanh cũng phục hưng. Ba nhà có tên tuổi nhất là Chu Di Tôn,
Trần Di và Nạp Lan Tính Đức, một thiếu niên Mãn Châu ở đời Khang Hi,
tài hoa mà chết yểu, giọng tự nhiên mà bi thảm, phảng phất như giọng Lý
Hậu chủ đời Nam Đường.
Tuồng
Nhưng phát đạt nhất, làm vẻ vang cho đời Thanh là tuồng và tiểu thuyết.
Tuông Thanh muốn lấn tuông Minh. Tác giả rất đông, họ sáng tác rất mạnh.
Năm 1781, đã có được trên 1.000 vở, một vở dài không tưởng tượng nổi,
gồm 240 màn, gom thành 26 phần, và muốn diễn cho trọn thì phải mất 2
năm.
Nổi danh nhất là:
Lý Ngư mà có người ví với Molère của Pháp vì ông soạn tuồng rồi vợ bé
diễn. Tuồng ông cũng có vẻ hoạt kê như hài kịch của Molière.
Nội dung rất mới mẻ, tả đồng tính ái (bạn gái mà ăn ở với nhau như vợ
chồng, bạn trai với nhau cũng vậy), hoặc tả con gái ve vãn con trai, toàn là
nhưng tâm lý lạ chưa văn nhân nào nghĩ tới.
Khổng Thượng Nhiệm nối tiếng về tuồng Đào hoa phiến, trong đó ông lấy
Nam Kinh làm bối cảnh, dùng một dũng sĩ và một danh sĩ làm nhân vật
chính để diễn tả nỗi vong quốc thê thảm ở cuối đời Minh. Vở đó không biết
cho bao nhiêu người phải nhỏ lệ.
Hồng Thăng có vở Trường sinh điện diễn lại bi kịch của Đường Minh
Hoàng và Dương Quí Phi.
Tưởng Sĩ Thuyên chuyển tả những cảnh li rồi hợp, hợp rồi li của bọn tài tử
giai nhân.

Tiểu Thuyết

Đời Thanh là hoàng kim thời đại của tiểu thuyết. Chỉ nội số lượng cũng
đáng kính, mà có những bộ rất dài.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.