4. Bỏ hết các điều ước bất bình đẳng từ trước giữa Trung Hoa và Nhật.
5. Người Nhật được lập công xưởng ở các thương khẩu, các hóa vật Nhật
chế tạo được hưởng điều kiện tối huệ quốc về thuế khóa.
Khoản 1 tước mất phiên thuộc cuối cùng còn lại của Trung Quốc. Khoản 2
đau xót nhất, như cắt mất khuỷu tay (Liêu Đông) của họ. Khoản 5 rất tai
hại cho kinh tế Trung Hoa; Nhật rồi các nước khác nữa cũng sẽ đòi được
như Nhật, mà hóa phẩm Trung Quốc tạo ra không sao cạnh tranh được với
hóa phẩm của họ, dan chúng mất một nguồn lợi lớn hơn nguồn lợi về quan
thuế nữa.
Nhân dân Đài Loan muốn tự chủ, không chịu phụ thuộc về Nhật, lập Đài
Loan dân chủ, cử một viên tuần phủ làm tổng thống, quân Nhật đến đánh,
Tổng binh là Lưu Vĩnh Phúc (Cờ đen) giữ miền Nam được ít tháng rồi toàn
đảo bị Nhật chiếm.
Ba nước can thiệp vào Liêu Đông.
Với đủ lông đủ cánh mà Nhật hăng quá, nên các cường quốc Âu đâm ngại.
Lí Hồng Chương khôn khéo, một mặt cùng với Nhật đàm phán, một mặt
thông cáo 5 khoản trên cho các công sứ Âu ở Bắc Kinh biết, mong rằng họ
sẽ can thiệp để ngăn Nhật khuếch trương thế lực, nếu không sẽ bất lợi cho
họ.
Nước hăng hái can thiệp nhất là Nga, Nga đương muốn tìm một lối thông
qua Thái Binh Dương. Họ đã chiếm được cảng Hải Sâm Uy (Vlodivostok)
rồi, nhưng cảng đó gần như suốt năm đóng băng, rất bất tiện, lại dễ bị quân
Nhật uy hiếp, nên họ tiến xuống phía Nam, có ý dòm ngó Đông Tam Tỉnh,
tức ba tỉnh ờ phía Đông Bắc Trung Quốc: Tỉnh Phụng Thiên (bán đảo Liêu
Đông), tỉnh Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang. Nay Nhật phỗng tay trên
một phần bán đảo Liêu Đông, làm hỏng kế hoạch của Nga, nên Nga quyết
tâm can thiệp. Lúc đó Nga và Pháp đồng sinh với nhau, nên Pháp ủng hộ
Nga. Đức, kỹ nghệ phát triển mạnh, cũng đương tìm thị trường hoặc một
đất thực dân, nên sẵn sàng đứng về phía Nga, Pháp đã gây thế lực, giúp họ
phen này, sau họ sẽ giúp lại. Chỉ có Anh là không ưa Nga, có lẽ mong cho
Nhật chiếm Liêu Đông để cản trở Nga, nên đứng ngoài.
Rốt cuộc ba nước Nga, Pháp, Đức cùng đưa ra kháng nghị. Riêng Nga tích