3. Nga Nhật chiến Tranh
Năm 1895 Nhật uất hận vì Nga đã can thiệp, bắt phải nhả mồi ngon Liễu
Đông ra nhưng thời đó chưa đủ sức chọi với Nga, Pháp, Đức nên phải nuốt
hận.
Năm 1901, Nga lại chiếm Đông Tam Tỉnh rồi tranh mất Lữ Thuận (ở bán
đảo Liễu Đông) của Nhật. Lần này, trên sau 30 năm duy tân, Nhật mạnh
hơn nhiều, nên phải tìm cách trả thù, chuẩn bị kĩ, kết đồng minh với Anh vì
Anh không ưa Nga (họ xung đột nhau về quyền lợi ở Trung Á); Nga hay
được kết đồng minh với Pháp, Mỹ thấy có thể gây ra chiến tranh được, đề
nghị với Thanh đình khai phóng Đông Tam Tỉnh cho mọi nước thông
thương, không nước nào chiếm để cho tình hình quốc tế hòa hoãn. Thanh
bằng lòng nhưng Nga không chịu.
Thế là Nhật, Nga tuyên chiến với nhau (1904). Các nước phương Tây trung
lập. Trung Hoa cũng trung lập để mặc họ đánh nhau ở Liêu Đông, trên đất
nước của mình, chỉ yêu cầu họ đừng phạm vào Liêu Tây (miền phía Tây
sông Liêu).
Đô đốc Nhật là Đông Hương Bình Bát Lang (Togo) một mặt phái một đội
cảm tử phong tỏa cảng Lữ Thuận (Port Arthur) – nơi có pháo đài rất kiên
cố của Nga. Không cho hải quân Nga tự do ra vào, một mặt đem lục quân
đổ bộ tiến vào Liêu Đông, đánh phía sau Lữ Thuận.
Tháng 8 năm 1904, hạm đội của Nga ở Lữ Thuận và Hải Sâm Uy cùng
nhau mưu thoát vòng vây, một số bị đánh chìm, một số chạy thoát ra được
Sakhaline (Khổ Liệt), Yên Đài, Thượng Hải. Vậy là hạm đội Nga ở Thái
Bình Dương không còn sức chiến đấu nữa. Về phía lục quân, Nga cũng đại
bại ở Phụng Thiên (Moukden), mất 100.000 quân. Kế đó Nhật đem toàn lực
tấn công Lữ Thuận, Nga phải đầu hang: Non 900 tướng tá và trên hai vạn sĩ
tốt bị bắt làm tù binh, Nhật chiếm được rất nhiều chiến lợi phẩm (1905).
Nga cho hạm đội biển Baltique qua đánh nữa. Vì Anh là đồng minh của
Nhật, không cho họ qua kinh Suez, nên họ phải đi vòng ngã Hảo Vọng
Giác, tới Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, nhiều chiếc xin Pháp ghé vịnh
Cam Ranh của ta để sửa chữa và lấy thêm dầu, than.
Tàu của Nga không tối tân bằng tàu Nhật, hải quân Nga lại kém tinh thần,