Ông lạI yêu cầu ngân hàng bốn nước ( Mỹ, Pháp, Anh, Nhật) từ nay chỉ
giao thiệp vớI tân chính phủ ( Chính phủ Cách mạng) về việc cho vay tiền
thuế. Sau đó ông qua Paris tiếp xúc với một số chính khách và nhân sĩ
Pháp.
Xong việc rồI ông mớI về nước ( ngày 25- 12- 1911). Bốn ngày sau, đạI
biểu 14 tỉnh bầu ông làm Lâm Thời ĐạI Tồng Thống ở Nam Kinh. Ông tựu
chức , cử Lê Nguyên Hồng làm phó Tổng Thống. Trung Hoa dân quốc
chính thức thành lập. Nội các tuyên cáo với các nước công nhận hết thảy
những điều ước, bồi khỏan, tài khoản nhà Thanh đã ký, hứa tôn trọng, bảo
hộ tính mạng, tài sản của nhân dân các nước trên đất Trung Hoa.
(1) Năm 1924, liệt sĩ Việt Nam Phạm Hồng Thái, sau khi ám sát hụt toàn
quyền Merlin, nhảy xuống sông tự tử, cũng được chôn ở đó.
2-Vua Thanh thoái vị - Nhà Thanh chấm dứt
Tôn về nước thấy Viên Thế Khải có một đạo quân mạnh, mà quân Cách
mạng chưa được tổ chức. Riêng ông, tuy được bầu lên, được đồng chí
ngưởng mộ , nhưng đại chúng còn xa lạ với ông, cho nên ông nghĩ rằng
muốn cho Cách Mạng thành công thì phải có Viên giúp sức. Trong khi hai
bên vẫn tiếp tục đụng độ nhau nho nhỏ, ông tiếp xúc với Viên . Viên chịu
nhận làm trung gian giữa Cách Mạng và Thanh đình. Hắn thuyết phục được
nhà cách mạng rằng vua Thanh chỉ chịu trao quyền cho hắn thôi; mặt khác
hắn lại thuyết phục Thanh đình rằng nhà vua phải thoái vị, trao quyền cho
hắn thì mới khỏi mất đầu. Rốt cuộc Tôn Văn bằng lòng trao chức Tổng
Thống cho hắn sau khi vua Thanh thoái vị, và hắn phải tuyên thệ tuân giữ
lâm thời ước pháp do tham nghị viện ( coi các trang sau) thảo ra . Viên
chấp nhận đề nghị đó và sai Đoàn Kì Thụy với một số tướng lãnh hiếp vua
Thanh thoái vị với những điều kiện như sau:
- Được giữ tôn hiệu như cũ để đối đãi với các nước ngoài trong các lễ tiết.
- Tôn miếu, lăng tẩm được bảo tồn.
- Các tước vương, công đều được thế tập như cũ, người trong hoàng tộc
không phải đi lính
- Người Mãn, Mông, Hồi, Tây Tạng được bình đẳng với người Hán, tài sản
được bảo đảm.