2. Những nhà mở đường ( 1898 – 1916 )
Trong giai đoạn đầu , giai đoạn giao ( thời từ 1898 – 1916) mới chỉ có
những cải cách rụt rè . Các nhà lãnh đạo phong trào du tân đều là những
nhà nho ái quốc , tiến bộ, có chút tư tưởng mới , như Khang Hữu Vi, Lương
Khải Siêu, Hoàng Tuân Hiến ….Họ nhận thấy Khổng học, nói chung là Cổ
học không hợp thời nữa, nhưng không mạt sát , nhưng họ vẫn còn dùng cổ
văn để diễn một số tư tưởng , cảm xúc mới. Chủ trương của họ là cựu bình
mà tân tửu, nghĩa là giữ cái bình cũ ( cổ văn, chỉ bỏ lối văn tám vế đi thôi),
đánh bóng , lau chùi nó lại một chút để chứa một thứ rượu mới nhập cảng ở
phương Tây, sau khi chế biến qua loa cho hợp khẩu vị dân chúng .
Ở trên tôi đã giới thiệu tư tưởng cfủa Khang Lương . Ở đây tôi chỉ ghi thêm
: Lương có lẽ người đầu tiên hiểu được tác động rất lớn của tiểu thuyết
trong việc cải tạo xã hội. Trong bài “ Luận tiểu thuyết dữ quân trị chi quan
hệ “ ( bàn về quan hệ giữa tiểu thuyết và sự trị dân ) ông viết.
“ Tiều thuyết có lực lượng rất mạnh: nó in đúc , thấm nhuần, kích thích , đề
khởi , nên muốn canh tân đầu óc dân chúng , canh tân đạo đức , canh tân
tôn giáo canh tân chính trị, canh tân phong tục, canh tân học thuật, canh tân
nhân tâm, nhân cách thì trước hết phải canh tân tiểu thuyết và cuộc cách
mạng tiểu thuyết phải đi trước những cuộc cách mạng khác.
Rồi ông sáng lập tạp chí Tiểu Thuyết Mới , trong đó nhiều văn nhân vừa
dịch tiểu thuyết nước ngoài vừa sáng tác. Mười năm sau tiểu thuyết phát
triển rất mạnh là do ảnh hưởng của ông.
Đọc ấy hàng trên của ông , chúng ta thấy ngay , mặc dầu dùng cổ văn chứ
không phảI bạch thoạI mà văn của công có vẻ mớI lắm, không cô động ,
cân đốI, mà hơi rườm, bình dị, có sức lôi cuốn , đúng là lốI viết báo, tuyên
truyền.
Ông thích chép sử cách mạng của ngoạI quốc, như Ý ĐạI LợI kiến quốc
tam liệt truyện , Nhã Điển tiểu sử , Triều Tiên vong quốc sử lược, để kích
thích lòng ái quốc của độc giả. Ông cũng viết tiểu thuyết nữa, nhưng không
hay. Về thơ chúng ta phảI kể Hoàng Tuân Hiến, sinh năm 1848 ở Quảng
Đông, như Khang Lương. Đậu cử nhân được làm ở xứ quán Trung Hoa tại