cuối thế kỷ 19, một số học giả mới đứng ra đảm nhiệm.
* * *
Người đi đầu là Lâm Thư và Nghiêm Phục, cùng sống một thời ( Lâm 1852
- 1924, Nghiêm 1835 - 1921). Lâm chuyên dịch tiểu thuyết , Nghiêm
chuyên dịch triết lý,, học thuật.
Sức làm việc của Nghiêm thật đáng kính, không kém huyền Trang. Theo
thống kê của Hàn Quang, ông dịch được 171 lọaị tức tác phẩm) gồm 270
cuốn, không kể 14 lọai nữa chưa in. Trong số đó , ít nhất cũng có 40 loại có
giá trị. Được hoan nghênh nhất là cuốn Ba Lê Trà Hoa Nữ di sự ( Dame
aux camélias) của A. Dumas và cuốn Hắc Nô Hu thiên Lục ( la Case de l
Oncle Tom ) của H. Beecher Stowe. Ông dịch đủ cả tiểu thuyết, kịch của
Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Na Uy, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Nhật Bản.... từ
Shakespeare, Swift Dickens, Washington Irving, tới Victor Hugo,
Alexaudre Dumas ( cha và con ), Balzac, Ibsen, Cervebtes Tolstoi....
Tài tình nhất là ông ông hề biết một ngoại ngữ , nhờ bạn dịch miệng cho,
rồi ông diễn ra cổ văn ( thế kỷ II, III, những người đầu tiên dịch kinh Phật
cùng theo cách đó) mỗi giờ có thể viết được 1.500 chử (!) có khi bạn chưa
kịp dịch miệng xong, ông đã viết xong ( theo Trịnh Chấn Đạc trong bài
Lâm Cầm Nam tiên sinh, Cầm Nam là tên tự của Lâm - ở bộ Trung Quốc
văn học nghiên cứu). Bạn ông chắc không thể biết được mọi sinh ngữ
phương Tây, tất phải dùng những bản dịch ( chẳng hạn Nga dịch ra Anh, ra
Pháp....) , vậy tới Lâm đã qua hai lần dịch , rồi tới đọc giả là qua ba lần
dịch, so với nguyên tắc sai lầm tất phải nhiều. Đọc giả trách ông, ông thẳng
thăán cảm ơn và nhận lời. Nhiều tác phẩm ông chỉ tóm tắt thôi.
Nghiêm Phục dịch ít hơn ông, chỉ được chín cuốn về triết lý, học thuật tư
tưởng của Darwin, Huxley, Spencer, Stuart Mill...., mà bản dịch " Thiên
diễn luận " ( De l origine des specs par la selection naturelle)của Darwin có
ảnh hưởng rất lớn ở Đương thời ngang với cuốn Vạn Pháp Tin Lý ( L’
esprit des loi) của Moutesquieu. Nhà ái quốc Trung Hoa và Việt Nam nào
cũng tìm đọc hai cuốn dó, cuốn trên vì thuyết ưu thắng liệt bại gợi cho họ
lòng tự cường, quyết chiến đấu để khỏi bị sa thải trên hoàn vũ; cuốn dưới vì
thuyết tam quyền phân lập; quyền lập pháp, quyền hành chánh và quyền tư