SỬ TRUNG QUỐC - Trang 47

xem sao trên trời và quan thái bốc coi việc bói (bốc, phệ) để đoán việc cát
hung; không có kinh kệ, không có giáo đường gì cả. Nhất là nó không quan
tâm chút gì tới sự cứu rỗi, tế độ cá nhân, không nói đến lai sinh, không biết
đến thiên đường, địa ngục, niết bàn...
Cho nên nhiều người đã bảo Trung Hoa thời đó không có tôn giáo; và
Henri Maspéro trong cuốn La Chine antique (PUF - 1965) tuy nhận nó là
một tôn giáo, nhưng cũng không đặt cho nó một tên nào cả, chỉ bảo nó là
một tôn giáo có tính cách xã hội (religion sociale) - chữ xã hội này hiểu
theo nghĩa trái với cá nhân - mục đích của nó là mưu hạnh phúc cho quốc
gia, xã hội, toàn thể nhân dân: quốc gia được thăng bình, xã hội có trật tự
mà nhân dân nhờ mưa thuận gió hoà mà được no ấm. Đó cũng là một đặc
điểm nữa của dân tộc, của văn minh Trung Hoa.
Không có kinh kệ, không có giáo đường thì lòng tín ngưỡng của dân không
mạnh, không có địa ngục thì dân không sợ; sử chép một ông vua đời
Thương đã vác cung ra sân bắn trời và trong Kinh Thi có nhiều câu ca dao
oán trời.
Ngay Khổng Tử rất kính trời mà cũng chỉ nhắc tới trời trong mỗi một câu:
"Trời có nói gì đâu, bốn mùa thay đổi, vạn vật sinh sôi, trời có nói gì đâu,"
cơ hồ ông chỉ coi trời là luật thiên nhiên thôi.
Sau ông, Mặc Tử thấy tín ngưỡng của dân sa sút quá, muốn gây lại lòng tín
ngưỡng thời Ân, Thương, lập một tổ chức như một giáo phái, quy tụ được
một số tín đồ coi ông là giáo chủ, nhưng ít ai theo và chưa được trăm năm,
ngay môn đệ của ông cũng bỏ luôn.
Phải tới đời Hán, Trung Hoa mới có một tổ chức tựa như một tôn giáo tế độ
cho cá nhân, tôi sẽ xét ở sau.

D. Tổ chức hành chính

Triều đình - quan chế

Bên cạnh thiên tử có những chức quan lớn mà danh hiệu mỗi triều đại một
khác, do đó mỗi sách chép một khác, có khi cùng một danh hiệu mà sách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.