SỬ TRUNG QUỐC - Trang 49

có, dần dần có học.

Binh chế

Nhà Chu cho phép trưng binh. Lính, chiến xa, ngựa, bò, dân phải nộp cho
nhà nước theo định số. Quân đội chia làm ngũ (năm người lính), lượng
(năm ngũ) do một tư mã cai quản, tốt (bốn lượng), lữ (năm tốt), sư (năm lữ)
do một đại phu làm suý cai quản, quân (năm sư) do một viên tướng cai
quản.
Theo nguyên tắc, thiên tử có sáu quân, chư hầu có ba hoặc hai, một tuỳ
theo lớn nhỏ. Nguyên tắc đó ít khi được theo.

Pháp chế

Pháp chế của thời đó phân biệt hai giai cấp: quý tộc (đại phu) và dân
thường (thứ dân).
Quý tộc mà phạm tội thì xử theo lễ, nghĩa là theo tục lệ của giới quý tộc;
dân thường mà phạm tội mới bị triều đinh xét theo hình luật, tội nặng nhất
thì bị nhục hình khắc chữ trên trán, cắt mũi, chặt chân, thiến, xử tử, xé thây,
lăng trì, tru di tam tộc (họ cha, họ mẹ, họ vợ). Tội nhẹ hơn thì bị gọt đầu,
hay đồ (đày đi xa).
Bọn quý tộc không bị nhục hình, hoặc bị thì được phép nộp tiền để chuộc
tội, do đó có câu: con nhà giàu không bao giờ bị chết chém, phơi thây ở
chợ.
Hình luật mới đầu không được ban bố trong dân gian, như vậy triều đình
muốn áp dụng ra sao tùy ý, dân không được biết; dần dần về sau, mới được
khắc lên đỉnh đồng cũng chỉ để ở trong cung thôi, rồi khắc lên gỗ treo ở
kinh đô và các thị tứ[7].

Giáo dục

Từ đời Thương, Trung Hoa đã có chữ viết, mới đầu khắc trên giáp cốt, lên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.