đồ đồng; rồi sau, từ đầu đời Chu (?) khắc bằng dao hoặc viết bằng sơn lên
thẻ tre; su nữa lại viết bằng sơn trên lụa.
Có chữ viết thì có trường học. Tên trường học mỗi thời một khác. Ta chỉ
cần biết là trường chia làm hai cấp: tiểu học cho những trẻ từ 8 đến 14 tuổi,
đại học cho thiếu niên từ 15 đến 20 tuổi.
Tiểu học dạy cho trẻ cách ứng đối, kính nhường và học một số chữ. Đại học
dạy lục nghệ tức lễ, nhạc, xạ (bắn cung), ngự (đánh xe), thư (viết chữ), số
(toán học).
Con nhà bình dân thì học ở hương học (trường ở làng), con nhà quý tộc học
ở trường quốc học (kinh đô). Sử chép như vậy, nhưng đầu đời Chu có lẽ chỉ
con nhà quý tộc mới được học cấp đại học, biết lục nghệ để sau ra làm
quan, còn con bình dân thì may lắm một số rất ít được học vài năm ở tiểu
học thôi.
Tới gần cuối đời Xuân Thu, Khổng Tử là người đầu tiên mở trường tư thục
để dạy trẻ em và thanh niên bất kỳ thuộc giai cấp nào. Có thể ông cũng dạy
lục nghệ, nhưng ông chú trọng nhất tới sự đào tạo một số thanh niên tuấn tú
(đa số trong giới điền chủ mới và quý tộc sa sút như chính ông), dạy họ
Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc (có thể cả Kinh Dịch nữa), để họ
thành những người tài, đức thay giai cấp quý tộc mà giúp vua chúa. Một số
môn sinh của ông đã giúp các vua và đại phu đương thời, thành những kẻ sĩ
có danh vọng.
Sau ông, môn đệ của ông gần thì như Tăng Tử, xa thì như Mạnh Tử (học
trò của cháu nội ông, Tử Tư), Tuân Tử và nhiều nhà khác như Mặc Tử,
Trang Tử... noi gương ông mở trường dạy học, đào tạo được giai cấp kẻ sĩ;
giai cấp này càng ngày càng đông, uy tín càng tăn, chiếm được những địa
vị cao trong chính quyền, qua đời Hán thì gần như thay thế hẳn giai cấp
quý tộc ở triều đình, trong dân gian.
Vậy chế độ huyết thống sớm chuyển qua quý tộc trí thức hai ngàn năm
trước phương Tây, khiến người phương Tây rất ngạc nhiên và rất phục,
khen văn minh Trung Hoa là vô cùng độc sáng. Người có công đầu là
Khổng Tử; ông thật xứng được mang danh hiệu vạn thế sư biểu.