nối các thị trấn lớn Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hán Khẩu, Trùng
Khánh.
Bưu chính phát triển nhất, lợi cho chính phủ rất nhiều. Để đánh điện tín
người ta dùng mật hiệu để thay 8.000 chữ thường dùng nhất. Gần đây đã có
điện thoại nối tỉnh này với tỉnh khác.
- Canh nông
Về canh nông , công việc rất nhiều nhưng họ chỉ thực hiện được ít thôi, sửa
lại chế độ thuế má, địa tô, cải thiện phương pháp canh tác, trồng bông, trà ,
dâu chế biến nông sản ...Họ đã lập 170 trại thí nghiệm từ trước thế chiến:
hoặc chia trại ra làm nhiều phần bằng nhau cho mỗi nông đân làm riêng,
hoặc không chia mà dể cày cấy chung. Nhưng chỉ là những trại nhỏ trong
làng, mà người điều khiển không hăng hái, cơ hồ không có thiện chí nữa,
nên sau bỏ.
Đời sống nông dân, không được cải thiện chút nào. Mỗi nông dân chỉ nuôi
được hai người (ở Pháp là 5 người ) và mỗi người mỗi ngày chỉ được
khoảng 2.200 calo thực phẩm (ở Pháp 3.500). Một phần nông sản như trà,
bông, vải ...phải bán cho ngoại quốc với giá rẻ ( vì bị thị trường quốc tế
định giá) để mua sản phẩm công nghiệp ngoại quốc với giá đắt , do đó nông
dân thêm nghèo cực, bỏ làng ra thành thị mỗi ngày mỗi đông, tạo ra nhiều
vấn đề: lao động , gia đình, xã hội , phụ nữ , chức nghiệp, luân lý, gia cư
.....
Lỗi nặng nhất của Tưởng Giới Thạch là sau khi thống nhất, không nghĩ
ngay đến vấn đề chia đất cho dân cày trong toàn quốc theo di chúc của Tôn
Văn. Chính sách chia đất đó là truyền thống của dân tộc làm sao có thể
quên được? Rõ ràng là ông không thực tâm lo cho dân mà chỉ muốn được
lòng giới tư bản, đại điền chủ.
Mao Trạch Đông thi hành di chúc của Tôn Văn ngay từ khi còn trốn trong
rừng ở Giang Tây, nhất là từ khi lên Diên An, nên rất được lòng nông dân.
Mãi đến sau thế chiến , từ 1946, thấy dân theo cộng nhiều, Tưởng mới chịu
cải cách điền địa để ganh với Mao. Trong vài miền ở Tứ Xuyên, Hồ Nam,
Cam Túc, Phúc Kiến, chính quyền mua hoặc tịch thu ruộng đất của bọn đại
điền chủ, được độ 180.000 mẫu chia cho 8.700 gia đình, mỗi gia đình được