20 đến 30 mẫu ( mỗi mẫu là 750 thước vuông) . Có nơi chính quyền cho
dân vay tiền để mua đất, có nơi cho dân vay tiền khẩn hoang. Sau cùng
người ta giảm địa tô được 25% , nhưng đó chỉ là theo nguyên tắc thôi.
Những cải cách đó rất tiến bộ, tiếc rằng trễ quá, ít dân được hưỏng quá, và
chỉ được vài năm thì chính phủ sụp đổ.
- Về kỹ nghệ:
Tưởng cũng không theo chính sách của Tôn Văn: Quốc hữu hóa những kỹ
nghệ quan trọng. Bao nhiêu kỹ nghệ lớn đều của người ngoại quốc hết. kỹ
nghệ đóng tàu, hóa học, dầu lữa, dệt vải....Người Trung Hoa ít vốn, làm
những kỹ nghệ nhỏ thôi.
Chỉ có miền Mãn Châu là kỹ nghệ phát đạt, nhưng dó là công trình của
thực dân Nhật để lại ( coi ở sau). Năm 1945 Mãn Châu có nhiều đường xe
lửa và đường lộ lớn bằng toàn cõi Trung Hoa , sản xuất được 1.500. 000 tấn
thép, xe hơi, máy bay, chất hóa tiền chính quyền Quốc Dân đảng đầu tư vào
toàn quốc cũng trong thời gian đó.
Trong 14 năm chiếm Mãn Châu, người Nhật đổ vào đó 2 tỷ đô la, nhiều
hơn số tiền chính quyền Quốc Dân đảng đầu tư vào toàn quốc cũng trong
thời gian đó.
Ngân hàng Trung Quốc thành lập từ 1913 . Quốc dân đảng lập thêm được
ba bốn ngân hàng nữa, giao cho Tống Tử Văn, Khổng Tường Hi điều
khiển. Mỗi ngân hàng đó phát hành giấy bạc riêng , tới năm 1935 chính phủ
mới thu tất cả những giấy bạc đó về, đổi cho một thứ giấy bạc mới, duy
nhất.
Nhưng, như mọi công việc khác, họ “ chỉ cải cách cái đầu thôi , quên cái
mình” quên không lập những ngân hàng nông nghiệp để giúp dân cày, và
nếu chỗ nào có thì những kẻ tai to mặt lớn ở địa phương nắm hết, rốt cuộc,
dân nghèo chẳng được hưởng gì cả.
2- Kinh tế .
Đời sống nông dân không được cải thiện, mà ngân sách năm nào cũng thiếu
hụt, chỉ bọn các ông lớn , bà lớn trong Quốc dân đảng là giàu ngang với
bọn tỷ phú ở Mỹ. Nhờ họ một phần , mà một số thị trấn có vẻ mặt mới:
Công sở dinh thự mọc lên khá nhiều, theo kiến trúc mới, không còn vẻ gì là