đó, cấm hút thuốc phiện ,cấm cả hút thuốc lá nữa ( cảnh sát gặp ai hút thuốc
ở ngoài đường thì bắt ngừng lại, liệng điếu thuốc đi, cấm khiêu vũ, đóng
cửa hết các thanh lâu, cấm cờ bạc. Ăn mặc phải chỉnh tề, mà giản dị, sạch
sẽ, cấm nhổ bậy, ăn uống phải thanh đạm và điều độ, cài khuy áo đàng
hoàng ( nhưng dân không có áo để mặc) mà phải cần lao, tiết kiệm, nhất là
trong các lễ tang, hôn , v....v ...Tóm lại là phải sống đời khắc khổ như ông.
Trong công sở thì phải làm việc lanh lẹ, có kỷ luật, cấm ăn hối lộ. Lối sống
đó không có gì mới mẻ, đại khái đều theo những qui tắc của đạo Nho và
đạo Mặc, chỉ vì đã lâu rất ít người theo, bây giờ ông bắt mọi người phải
theo, nên bảo nó là mới.
Dubarbier khen lắm: “ Thành công hiển nhiên, không ai chối cải được ,
những người có tâm đều nhận rằng đã có cái hay thay đổi”. Hằng đoàn sinh
viên trong các vụ hè đi về thôn quê tập cho dân sống đời sống mới.
Phải, thành công thật. Nhưng nhiều lắm chỉ được bốn năm, rồi ai cũng chán
, quên hết . Hàn Tú Anh ( Han Suyin ) một nữ sĩ cha Trung Hoa mẹ Bỉ, hồi
trẻ qua Bỉ học y khoa, năm 1938, vì yêu nước mà bỏ học, trở về nước để
kháng Nhật, lấy một viên tá trong quân đội Tưởng, cùng với chồng theo
chính phủ chạy lên Trùng Khánh, sống 7-8 năm, sau lại trở qua Anh, viết
một bộ hồi ký gồm 4 cuốn mà cuốn III nhan đề là “ Một mùa hè vắng bóng
chim” , trong đó bà chép những bê bối của Quốc Dân đảng, của hạng công
chức cao cấp, quân nhân, và nhất là cảnh khổ của dân chúng. Cuốn đó chứa
nhiều sử liệu rất quí, vì bà sống trong cảnh mà thẳng thắn không thiên vi.
Đọc bà chúng ta mới biết chính gia đình những quan lớn Quốc Dân đẳng
sống trái hẳn với nếp Tân Sinh hoạt. Chồng thì gian tham, càng làm lớn
càng ăn cắp lớn, đánh đập tàn nhẫn kẻ dưới, đánh cả vợ nữa, vợ thì làm
biếng, suốt ngày chỉ đánh mạt chược, mà bẩn thỉu, hôi hám, ăn cơm thì
xương gà, vịt liệng ngay xuống sàn gạch, ngồi đâu thì khạc nhổ tứ tung. Về
việc cấm hút thuốc phiện nữa mới khôi hài: chính đoàn “ sơ mi lam” của
Tưởng có nhiệm vụ đi thu nhựa thẩu bắt dân quê miền Thành Đô ( Tứ
Xuyên ) , nhổ lúa để trồng thẩu, bán cho Nhật, Nhật lại bán cho các nước
Đông Á, kẻ nào không trồng thì bị đánh một thứ thuế, gọi là thuế “ làm
biếng” !