SỬ TRUNG QUỐC - Trang 55

vẻ như một đám rước, dài cả cây số.
Đầu đời Chiến Quốc, Mặc tử chỉ trích mạnh thói đó.

3.Thời Đông Chu

A. Nguyên nhân suy vi

Dưới chế độ quân chủ thế tập (cha truyền con nối) mà không lập hiến thì
triều đại nào cũng chỉ được vài ba ông vua giỏi, còn thì toàn là hạng tầm
thường hoặc u mê, dâm loạn, tàn bạo. Triều đại nào may lắm thì khi sắp bị
diệt, được một người trong hoàng tộc có tài năng cứu vãn mà phục hưng
được trong một thời gian như nhà Hán ở Trung Hoa.

Trong lịch sử nhân loại chỉ người Roma được hưởng một cảnh thịnh trị dài
từ năm 30 TrCN đến năm 180 sau CN, nhờ một loạt minh quân tài giỏi nối
tiếp nhau nắm quyền: Nerva, Trajan, Hadrian, Antonius và Marcus
Aurelius. Được vậy là nhờ Trajan, Hadrian đều không có con, còn các con
trai của Antonius thì chết sớm; và các ông vua đó lựa một người có tài
năng, nhận làm con nuôi, chỉ bảo cho việc trị nước, rồi dần dần giao phó
quyền hành cho. Tới đời cuối cùng, Marcus Aurelius (một hiền triết nổi
tiếng) có một người con trai là Commodus, nối ngôi ông vì ông quên không
chỉ định người kế vị, tức thì cảnh hỗn loạn bùng phát lập tức, mà nền hoà
bình Roma (Pax Romana) cũng chấm dứt. Vậy thời rực rỡ của Roma là nhờ
chế độ quân chủ không có tính cách thế tập mà có tính cách truyền hiền.
Theo truyền thuyết thì dân tộc Trung Hoa cũng được một thời thịnh trị như
vậy trong ba đời vua: Nghiêu, Thuấn, Vũ. Nghiêu không truyền ngôi cho
con mà truyền ngôi cho một hiền thần là Thuấn. Thuấn cũng truyền ngôi
cho một hiền thần là Vũ, rồi từ Vũ trở đi, không truyền hiền nữa mà truyền
tử. Khổng Tử cho thời Nghiêu, Thuấn là thời đại hoàng kim của Trung
Hoa, coi hai ống đó là thánh, mẫu mực cho các đời vua sau; như vậy là ông
cho rằng chế độ truyền hiền tốt nhất, chế độ truyền tử của Hạ, Thương, Chu
đều không bằng, ông tạm phải theo vậy thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.