công việc bếp nước hơn làm thợ trong xưởng, cũng phấn son, dầu thơm,
nhạc, tiểu thuyết, phim phương tây….
(1) Phần đất vườn phát cho họ làm riêng chỉ bằng 5% số ruộng vườn trong
nước mà lại sản xuất được 25% thực phẩm cho toàn quốc.
Bản tính con người có thể thay đổi được. Nhà nhân chủng học Margarett
Mead đã thấy ở Thái Bình Dương một bộ lạc mà đàn bà y như đàn ông ở
các nước văn minh, còn đàn ông thì cũng yểu điệu làm những công việc
nhẹ, trang điểm y như đàn bà… bản tính đàn ông, đàn bà ngược hẳn nhau.
Vậy cái mà ta gọi là bản tính không phải do thiên nhiên mà do con người,
do xã hội tạo ra, nhưng phải lâu lắm, cương quyết trong vài trăm năm,
mười thế hệ liên tục, không gián đoạn. Mà ở Nga, sau khi Staline chết cách
mạng mới được non bốn chục năm đã hơi thay đổi rồi, chính sách đã bị
Kroutchev “xét lại”, còn ở Trung Hoa Mao Trạch Đông mới thực sự cầm
quyền được mươi năm sau khi công xã nhân dân thất bại, Lưu Thiếu Kỳ
cũng không theo Mao nữa, phải cởi mở cho dân, như vậy thì làm sao có thể
thay đổi tâm lý, bản tính của dân được?
Tháng 12.1982, có tin Đặng Tiểu Bình, năm 1969 bị Mao xử tội. Mao có lý
khi chủ trương cứ 10 năm làm lại cuộc cách mạng văn hoá cho tới 1000
năm. Nhưng việc đó không sao làm được. Thế giới thay đổi hoài chứ. Đặng
nay lãnh đạo Trung Hoa đã xé bỏ hiến pháp năm 1954 của Mao, đưa ra
một hiến pháp mới được Quốc hội chấp nhận, cho dân tự do tín ngưỡng, tự
do ngôn luận, tự do chỉ trích chính phủ, tự do hội họp… (tôi chưa rõ kinh tế
được tự do tới mức nào). Đặng và Đảng đã xích lại gần tư bản Tây
phương, cách mạng vô sản đã biến thành cách mạng tiểu tư sản chăng? Sự
nghiệp của Mao Trạch Đông còn gì nữa đâu?
Brejnev ở Nga chết rồi, Androdop lên thay chức Tổng bí thư đảng (1982),
cả hai đều muốn sống chung hoà bình với Mỹ, nhiều nước xã hội chủ
nghĩa, chư hầu của Nga ở Đông Âu, hai chục năm nay vẫn thân thiện với
phe tư bản Âu, Mỹ, muốn – nhưng có lẽ còn ngại Nga – phát triển kinh tế
theo lối tư bản. Theo điều đó thì qua thế kỷ sau, rất có thể cộng sản chỉ còn
phơn phớt hồng, thành một thứ như đảng xã hội của Mitterand của Pháp.
Marx và Hegel cho rằng có luật chính (thèse) rồi phản (antithèse) sau cùng