là hợp (synthèse). Sắp tới lúc hợp rồi chăng? Như vậy đáng mừng cho nhân
loại.
Văn học
Tôi không xét về khoa học, khảo cổ học, kiến trúc, hoạ… vì các ngành đó
không phát triển được bao nhiêu trong thời 1950-1976 (năm Mao chết), và
đều bị chính trị chi phối, phải theo truyền thống cách mạng, theo chủ nghĩa
duy vật biện chứng, phải thực tế, hiện thực, phục vụ nhân dân… (coi La
Chinese của Roger Levy – PUF)
Dưới đây tôi chỉ tóm tắt điểm chính về đường lối và hiện thực văn học
Trung cộng trong cuốn Văn học Trung quốc hiện đại, tập II của tôi, xuất
bản năm 1969 (1).
(1) NXB văn học, tái bản năm 1983
Tôi xét tiếp vào hai giai đoạn sau
Thời chống Nhật và thời nội chiến (1938-1949)
Năm 1937, sau vụ Tưởng Giới Thạch bị bắt cóc ở Tây An mặt trận thống
nhất Quốc - Quốc thành lập để kháng Nhật. Năm sau, Hiệp hội Trung Hoa
toàn quốc văn nghệ giới kháng địch cũng thành lập một cách chính thức.
Lão Xá, một cây bút hơi thiên tả, được cả tả lẫn hữu tín nhiệm bầu làm chủ
tịch. Quách Mạt Nhược mới ở Nhật về, Mao Thuẫn, Ba Kim phụ trách cơ
quan chính của hội là Tạp chí Kháng chiến văn nghệ xuất bản ở Trùng Sa,
sau dời lên Trùng Khánh.
Tuyên ngôn của Hội: “Cần thiết thực đi vào nhân dân, cần ra mặt trận để
phát động quần chúng, động viên binh sỹ, lực lượng văn nghệ phải hoà với
tiếng súng, nhất tề đánh vào lưng quân thù”.
Nhiều nhà văn hăng hái ra tiền tuyến, kích thích tinh thần kháng chiến của
nhân dân, an ủi chiến sỹ. Họ diễn thuyết, soạn kịch, diễn kịch, viết tiểu
thuyết, làm bài ca ái quốc. Một số người có tài vẫn sáng tác được những
tác phẩm có giá trị như Mao Thuẫn, Ba Kim, Lão Xá, Thẩm Tòng Văn…
nhưng xét chung vì mục đích họ cần viết mau nên không tránh khỏi có
những tác phẩm viết theo công thức, thiếu tính nghệ thuật.
Tuy là Quốc Cộng hợp tác nhưng Cộng vẫn ở Diên An, theo đường lối
riêng. Năm 1938, Mao nêu lên “Phương hướng nông công binh”, văn nghệ