tích cực, nghĩa là lãng mạn mà vẫn có tính cách phản đối xã hội đời
Đường. Còn như Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, đầy rẫy những đoạn
tả tình uỷ mị giữa Giả Bảo Ngọc và cô em họ Lâm Đại Ngọc trong một gia
đình phong kiến sa đoạ thì được họ đề cao là có tính cách hiện thực, phản
phong tích cực, đề cao sự giai cấp đấu tranh. Khiến cho Du Bình Bá, tác
giả bộ “Hồng Lâu Mộng nghiên cứu” rất nổi tiếng, chỉ vì không theo đúng
chỉ thị của Đảng, cứ giữ ý kiến rằng Hồng Lâu Mộng chỉ là tự tuyện của
Tào Tuyết Cần, chỉ diễn tư tưởng ”sắc không” của Nhà Phật chứ chẳng có
tư tưởng cách mạng gì ráo, mà bị mạt sát là phải nhận tội, hứa sẽ học tập
thêm, cải thiện lần lần.
Thật ra họ nói xuôi nói ngược gì cũng được hết. Con ngựa họ bảo là con dê
thì người cầm bút cũng phải bảo là con dê.
Trong thời kháng Nhật và thời nội chiến này, phía Cộng có hai tiểu thuyết
gia khá nổi tiếng: Đinh Linh và Triệu Thị Lý đều theo đúng lý thuyết của
Mao.
Đinh Linh là tác giả truyện Thái dương chiếu tại Tan Cang hà thượng, viết
về chiến dịch cải cách điền địa mà tôi giới thiệu ở trên.
Triệu Thụ Lý cũng được một giải văn chương của Đảng cộng sản, được
đảng đề cao vì nội dung lành mạnh, lời văn bình dân. Tác phẩm chính của
ông là truyện Tam Lý Loan, viết sau 1949 tả sự chống đối của nông dân
trong việc thành lập hợp tác xã nông nghiệp. Rốt cuộc, nhờ tận tâm và khéo
léo, cán bộ khắc phục được bọn phản động và cả làng họp nhau, quyết định
vô hợp tác xã hết.
Thời kỳ chia hai (1949-1970)
Ngay từ khi chưa thống nhất xong Hoa lục, chưa thành lập chính phủ cộng
hoà nhân dân Trung Hoa, Mao Trạch Đông đã mở cuộc đại hội văn nghệ
lần thứ nhất vào tháng 7/1949, sau đó mở thêm hai đại hội nữa.
Năm 1949, trên 800 văn nghệ sỹ đủ các ngành đến dự để nghe Mao giải
thích đường lối sáng tác. Cũng vẫn là đường lối trong cuộc toạ đàm ở Diên
An năm 1942 chứ không có gì khác.
Trong thời kỳ này có nhiều cuộc chỉnh phong (sửa lại cho ngay tác phong
của nhà văn) mà nhẹ nhất là Hồng Lâu Mộng và hai cuộc thanh trừng vĩ