sỹ phải phục vụ giới lao động tức nông dân, công nhân, binh sỹ,,,, phải đề
cao cuộc đấu tranh của lao động.
Mao lại phân tích quan hệ giữa tiêu chuẩn chính trị và tiêu chuẩn nghệ
thuật: “Bất kỳ giai cấp nào trong xã hội cũng luôn luôn lấy tiêu chuẩn
chính trị làm đầu, tiêu chuẩn nghệ thuật làm thứ yếu”
Đó là chủ trương hồng, phải quan trọng hơn chuyên về lĩnh vực văn nghệ.
Mao nhấn mạnh vào điểm này, văn nghệ không mạnh hơn được chính trị
mà phải phục tùng chính trị của giai cấp vô sản.
Phục vụ cách nào? Quần chúng Trung Hoa cũng như quần chúng Việt Nam
thời tiền chiến, đại đa số còn thất học, và chỉ thưởng thức được câu ca dao,
tuồng hát bội, truyện lịch sử, kiếm hiệp. Thơ và kịch của Quách Mạt
Nhược, tiểu thuyết và tạp văn của Lỗ Tấn, mặc dầu viết bằng bạch thoại họ
cũng không hiểu nổi, nói chi đến sáng tác của những văn sỹ chịu ảnh
hưởng nhiều của phương Tây. Vì vậy, Mao bảo phải trở về “những sáng tác
của dân tộc”. Tất nhiên những hình thức Mao nói đó không phải là những
thể thơ luật, phú, biền ngẫu, mà là những thể ca dao, tuồng đời Minh, đời
Nguyễn.
Chẳng những đa số các nhà văn phe hữu mà một số nhà văn phe tả cũng
thấy tình trạng này có hại cho văn học, nghệ thuật.
Mao lại bảo phải tiếp thu văn hoá truyền thống của dân tộc để làm kinh
nghiệm khi sáng tác. Tiếp thu không có nghĩa là “phục cổ” mà phải phê
phán trong số vốn cũ đó, phần nào hủ bại thì bỏ, phần nào có tính cách dân
chủ, cách mạng thì giữ.
Nhưng các văn hào thời Đường, Tống làm sao có những tư tưởng, tác
phong luôn luôn đúng với đường lối Mác – Lê được, cho nên cộng sản một
mặt tiếp thu nghệ thuật của họ, một mặt cảnh giác, nhắc nhở hoài là họ bị
giai cấp và thời đại hạn chế, vẫn có ít nhiều khuyết điểm mà ta phải nhận
định cho chính xác.
Rồi sau cộng sản chẳng cần cẩn thận như vậy, cứ giải thích ngược lại rằng
những điểm trước kia họ coi là trái với đường lối của họ. Thực ra không
phải là khuyết điểm mà là ưu điểm, rất hợp với đường lối mới. Cho nên,
trước họ chê Lý Bạch là lãng mạn, tiêu cực thì nay họ khen là lãng mạn