cho cả miền bắc Trung Hoa; muối thì bán cho cả miền Đông Trung Hoa. Tề
lại đúc những đồng tiền đầu tiên. Nhờ vậy mà Tề giàu nhất, và hễ giàu thì
văn hoá cũng cao, vượt hẳn nhà Chu.
Những tiến bộ đó phần lớn là công lao của Quản Trọng, nhà chính trị có tài
nhất thời Xuân Thu, được vua Tề rất tin và trọng. Tuy Quản Trọng xuất
thân trong giới bình dân mà Hoàn công dùng làm tướng quốc, quyền hơn cả
các "cha anh" của nhà vua.
Quản Trọng biết trọng lễ nghĩa liêm sỉ, lại có sáng kiến hiệu triệu các chư
hầu trước sau chín lần (hay mười một lần) thề với nhau (minh thệ) cùng
"tôn vương" (tức tôn vua Chu) và "nhương di" chống sự xâm lăng của các
"ngoại tộc" (các dân tộc ở ngoài).
Ông đem quân đuổi rợ Địch, giúp Vệ lập lại được nước, nên được chư hầu
tin. Nước Sở vì bội lỗi thề, ông họp chư hầy đem quân phạt Sở. Như vậy,
bất chấp thiên tử mà ra lệnh cho chư hầu, nhưng ông có công với Trung
Hoa, cho nên đời sau, Khổng Tửcũng phải khen ông trong Luận ngữ:
"Quản Trọng giúp Hoàn công, khiến Hoàn công làm bá các chư hầu, thiên
hạ quy về một mối, nhân dân đến ngày nay còn mang ơn ông. Nếu không
có ông thì ngày nay chúng ta phải gióc tóc, mặc áo có vạt bên trái (như
người Di Địch) rồi."
Tài chính trị của ông ở điểm ông đã lập ra lệ "minh thệ" (ăn thề) và giữ nó
được suốt đời. Không ai sợ thiên tử nữa thì ông lợi dụng lòng sợ quỷ thần
của mọi người. Các vua chư hầu hoặc các đại diện của họ tới dự "minh thệ"
khì không ai được xâm phạm, vì được quỷ thần che chở rồi; và các chư hầu
phải trừng trị kẻ phản ước.
Giữa các chư hầu liên minh, có tình anh em với nhau, giúp đỡ nhau, chết
thì phải phúng điếu.
Lễ nghi rất tôn nghiêm. Các chư hầu họp nhau trên một cái "đàn", người ta
lớn tiếng khấn quỷ thần, đọc bản văn lời thề, giết một con trâu rồi chôn bản
văn đó với xác con trâu hay máu của nó. Mỗi người quệt vào môi một ít
máu trâu rồi lớn tiếng thề.
Cần nhất là phải giữ chữ tín, thì các chư hầu mới đoàn kết và xã hội mới