SỬ TRUNG QUỐC - Trang 66

dương, cách luyện đan...
Địa vị của hạng sĩ đó mỗi ngày một tăng. Các vua chư hầu tìm cách thôn
tính lẫn nhau, nước nào muốn tồn tại được thì cũng phải dùng quân sư, các
nhà ngoại giao, quân sự, kinh tế, bất kỳ trong giai cấp nào, miễn là có tài,
và ông vua nào cũng đua nhau chiêu hiền, đãi sĩ.
Ngay thời Mạnh Tử đã vậy rồi. Ông tới nước nào cũng được tiếp đãi cực kỳ
trọng hậu. Mỗi khi qua nước nào ông "dắt theo cả mấy chục cỗ xe và mấy
trăm người tuỳ tùng, vua nước ấy phải cung cấp lương thực", tới khi ông
rời nước nào thì vua còn "dâng ông chút ít" - hàng chục dật vàng (mỗi dật
là 20 hay 24 lượng) để thầy trò ông lên đường.
Tề thời đó giàu nhất, văn minh nhất. Kinh đô Tề, Lâm Tri, là nơi tụ họp
những danh sĩ bậc nhất Trung Quốc. Vua Tề cho họ ở những ngôi nhà lộng
lẫy ở cửa tây kinh đô, tặng họ chức tước, bổng lộc rất hậu, chỉ để thỉnh
thoảng hỏi ý họ về việc nước, hoặc mời họ vào triều giảng về đạo lý, viết
sách truyền bá đạo của họ.
Kẻ sĩ nào ưu thời mẫn thế cũng muốn tìm một giải pháp để cứu vớt dân,
dẹp loạn, lập lại trật tự cho xã hội: phái thì chủ trương nhân trị, tư cách
người cầm quyền quan trọng hơn hiến pháp, chế độ,hễ người trên yêu dan,
làm gương cho kẻ dưới thì nước sẽ trị; phái thì bảo nếu người nào cũng yêu
người khác như người thân của mình thì không còn ai tranh giành với ai
nữa mà xã hội sẽ yên; phái lại bảo phải trở lại thời thượng cổ, nhà cầm
quyền không can thiệp vào việc của dân, để cho dân sống một đời chất
phác, rất ít ham muốn, thì hết sự ham muốn, tranh giành; kẻ lại bảo phải
dùng pháp luật cho nghiêm, thưởng phạt công bằng thì nhà cầm quyền
chẳng cần tài đức mà nước cũng trị, phái đó là phái dùng pháp trị... Phái
nào - trừ pháp gia - cũng có một nhóm người theo, và thầy trò dắt nhau đi
chu du khắp các nước tìm một ông vua dùng mình để thực hiện chính sách
của mình. Thuyết nào cũng được bọn cầm quyền trọng mặc dầu có thuyết
bị chê là vu khoát, không theo được. Cho nên thời Chiến Quốc là thời đại
hoàng kim của triết học, ngôn luận được hoàn toàn tự do, tất cả các đời sau,
cho tới ngày nay không thời nào bằng, và được gọi là thời "bách gia tranh
minh" (trăm nhà đua tiếng). Hậu quả là: 1. Các học thuyết rất phát triển,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.