SỬ TRUNG QUỐC - Trang 70

như thứ dân, mọi người đều bình đẳng về pháp luật mà pháp luật được công
bố cho toàn dân được biết. Từ thời Xuân Thu đã có vài nước công bố "hình
thư", nghĩa là khắc hình luật trên các đỉnh đặt ở triều đình hoặc trên những
bảng gỗ treo ở kinh đô, như vậy để bỏ cái lệ hễ bọn quý tộc bị tội thì triều
đình xử kín theo lệ riêng của họ với nhau, còn dân chúng bị tội thì bị xử
theo hình pháp một cách nghiêm khắc hơn. Hình thư dần dần được các
nước khác theo, nhưng luật pháp không nước nào khốc liệt như ở Tần. Dân
không được lang thang đi đâu tuỳ ý. Người nào cũng phải có một cái thẻ
như thẻ chứng minh nhân dân ngày nay họ gọi là "bằng cứ", muốn vào
quán trọ nào phải trình thẻ, chủ quán không dám chứa những người không
mang thẻ. Bọn du thủ du thực bị bắt thì làm nô lệ hết. Các thư, kinh bị đốt
hết.
Làng xóm tổ chức lại hết. Cứ năm hay mười nhà họp thành một liên gia có
bổn phận phải phòng kẻ gian, tố cáo kẻ có tội,nếu không thì chịu trách
nhiệm chung. Mặc Tử một thế kỷ trước đó cũng đã có ý đó (coi đoạn sau)
nhưng chính sách của Thương Ưởng triệt để hơn: làm thay đổi cả tổ chức
hương thôn, chia lại đất đai canh tác, phá bỏ hàng rào cũ, do đó mà thay đổi
hẳn lối sống, phong tục, có thể gọi là một cuộc cách mạng, ngày nay nhiều
nước cộng sản, độc tài bắt chước.
Các luật thưởng phạt quân nhân rất nghiêm, thứ dân có chiến công thì được
chức tước, quý tộc mà không có chiến công thì bị giáng xuống thành thứ
dân. Tất cả cải cách đều nhằm mục đích duy nhất là sản xuất lúa cho nhiều
để nuôi binh, là luyện binh cho mạnh để xâm chiếm nước khác. Khi Tần
Hiếu công chết (338 TrCN), bọn quý tộc oán Thương Ưởng và Thương
Ưởng bị phanh thây. Nhưng non một thế kỷ sau, vua Tần tên là Chính (tức
Tần Thủy Hoàng) áp dụng lại chính sách độc tài đó mà làm cho Tần mạnh
nhất trong số thất hùng.
Tần đầu thế kỷ IV TrCN còn yếu mà năm 299 TrCN thắng được Sở, giam
cầm Hoài vương: Khuất Nguyên, một đại phu Sở, buồn rầu vì Hoài vương
không nghe lời mình, uất hận vì tổ quốc suy nhược, viết thiên Li Tao rồi
đâm đầu xuống sông Mịch La. Năm 278 TrCN, tướng Tần là Bạch Khởi
đánh Sở, hạ được đất Dĩnh, Sở phải dời đô; rồi từ đó Tần thắng liên tiếp các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.