SỬ TRUNG QUỐC - Trang 76



2. Tổ chức hành chính

Ông bắt vương tộc sáu nước mà ông đã chiếm, cả gia đình các đại thần của
họ nữa, phải dời lại Hàm Dương, kinh đô của Tần, như vậy để họ bị bứng
hết rế, không sai ngóc đầu lên được. Đất đai của họ đem phát mãi hết.

Ông chia đất của sáu nước thành quận, huyện. Thời Thương Ưởng, Tần đã
chia làm nhiều huyện, mỗi huyện là một đơn vị hành chính trực thuộc triều
đình, có một viên quan thu thuế. Sau lập thêm quận ở những miền mới
chiếm được. Quận là một quân khu lớn, nhất là ở những miền mới chiếm
được. Vì muốn thống nhất quốc gia, vua Tần bắt huyện tuỳ thuộc quận, mỗi
quận gồm nhiều huyện, viên chủ quận là một võ quan. Sau tổ chức lại, mỗi
quận gồm một quận thú coi về dân sự, và một quân uý coi về quân sự. Ở
trên cả, có một viên giám ngự sử chỉ chịu trách nhiệm với nhà vua, như vậy
không một viên nào chuyên quyền được, không thể thành một ông chúa
như trong thời phong kiến. Thời Tần Thủy Hoàng, Trung Hoa chia thành
36 quận, cũng như tỉnh ngày nay.


3. Trọng nông

Tần theo Pháp gia[1] khuyến khích binh, nông; ghét công, thương. Muốn
nắm hết cái lợi thương nghiệp, triều đình đày hết phú thương có những
xưởng sản xuất sắt lại miền Thiểm Tây và miền Tứ Xuyên. Sử chép coi hai
trăm ngàn gia đình phú thương, tiểu thương bị đày tại xứ Thục và miền An
Dương, ở phía nam Lạc Dương ngày nay, chắc là để làm ruộng. Ngày nay
có nước cũng áp dụng chính sách đó.

Nông dân được ưu đãi. Đất không còn là sở hữu của nhà vua nữa, mà của
người làm ruộng. Người chủ ruộng có quyển bán ruọng và ai cũng có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.