SỬ TRUNG QUỐC - Trang 79



5. Xây cất


Thủy Hoàng giao hết việc trị nước cho Lý Tư, mà để thì giờ đi kinh lý các
miền, xây đường sá, tổ chức các trạm và xây cung điện.

Những đường từ kinh đô Hàm Dương đi bốn phương đều rộng, thẳng băng,
có ba lối cho xe chạy, trồng cây hai bên lề, muốn vậy phải san núi, lấp
thung lũng, tốn biết bao nhiêu nhân công! Theo Eberhard, đường rộng 7
mét rưỡi, nhưng theo Tsui Chi thì là 75 mét. Đường đó chỉ để cho vua và
quan lớn đi, còn dân chúng thì phải dùng đường mòn ở hai bên.

Khi chiếm được kinh đô một nước chư hầu nào, Thủy Hoàng sai người vẽ
kiểu cung điện của nước đó để về xây dựng lại y hệt tại Hàm Dương, ở bên
cung điện của ông, thành một dãy dài cả mấy dặm. Bao nhiêu đồng trong
thiên hạ gom cả về để đúc những tượng nặng 24000 cân bày trong cung
đình.

Ngoài ra, ở gần kinh đô, ông còn xây một cung để nghỉ mát mùa hè, cung
A Phòng, trên bờ sông Vị. Phải dùng 70 vạn tù nhân để cất, chở đá từ các
núi phương bắc xuống, chở gỗ từ các rừng phương nam lên (coi bài A
Phòng cung phú của Đỗ Mục đời Đường).

Chưa hết, trong một khoảng mà bán kính dài trên trăm cây số chung quanh
kinh đô, còn xây thêm 270 cung điện nữa. Bao nhiêu châu báu, nhạc công
và vũ nữ của lục quốc, ông gom cả về đó để làm vui tai mắt cho ông.
Tương truyền cuối đời Tần, kinh đô bị chiếm và đốt, ba tháng sau ngọn lửa
mới tắt. Các vua Ai Cập, Babylone thời cổ cũng không xa xỉ hơn ông.

Công trình kiến trúc lớn nhất, tới nay vẫn còn dấu vết là Vạn Lý Trường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.