SỬ TRUNG QUỐC - Trang 90

của ông san định hoặc giải thích.
Thời ông, chế độ phong kiến đã suy, thiên tử nhà Chu không còn quyền
hành gì cả mà đất đai lại rất hẹp, các nước chư hầu lớn như Tề, Tống, Tần,
Tấn, Sở... uy hiếp các nước nhỏ, tranh giành nhau đất đai, để làm bá chủ.
Nhưng vì Trung Hoa chưa có sắt, canh nông chưa phát triển, đất đai chưa
được khai phá nhiều, nước nghèo, dân ít; khí giới thô sơ, chiến thuật lạc
hậu, vẫn dùng chiến xa, chưa có kị binh; dù một nước thắng được một hai
nước khác thì cũng không đủ binh để chiếm, đủ quan lại để cai trị, nên chưa
nước nào có thể thôn tính hết các nước khác mà thống nhất Trung Quốc,
lập chế độ quân chủ chuyên chế, phải ba thế kỉ sau chế độ này mới thực
hiện được.
Ở vào thời đó, muốn trừ loạn, Khổng Tử cũng như Mặc Tử non một thế kỉ
sau, chỉ có mỗi một giải pháp là duy tân chế độ phong kiến do Chu Công đã
qui định, mà cải thiện nó thôi.
Ngày nay người ta trách ông là thủ cựu, sao không dẹp chế độ phong kiến
đi, như vậy là không hiểu chút gì về thời đại của ông cả.
Ông giữ chế độ phong kiến - ông nói ông “tòng Chu” (theo Chu) là nghĩa
vậy - nhưng ông không tôn Chu, không thờ Chu, không trung với Chu, cho
nên trong thời ông bôn ba các nước, không lần nào ông ghé Chu cả; ông
cũng không trung với cả Lỗ nên mới bỏ Lỗ mà đi. Ông biết rằng Chu và Lỗ
không theo được đạo của ông. Đạo đó là đạo “quân quân, thần thần”,
“người trên (vua) phải làm tròn nhiệm vụ, có tư cách của người trên, thì
người dưới mới làm tròn nhiệm vụ, có tư cách của người dưới”. Nếu người
trên (vua) không làm tròn nhiệm vụ của người trên, không yêu dân, trọng ý
dân, lo hạnh phúc cho dân, giáo dục dân... mà bóc lột, hiếp đáp, làm hại
dân... thì không đáng gọi là vua nữa. Đó là thuyết Chính Danh của Khổng
Tử, một thuyết có lẽ không mới mẻ lắm nhưng táo bạo ở đương thời vì
chấp nhận thuyết đó thì qui kết tất là phải làm cách mạng. Như trường họp
Khoái, Quí và Xuất Công Triếp nước Vệ, cha con tranh ngôi nhau, cha
không ra cha, con không ra con, không đáng làm vua, ông bảo phải lựa
người khác để thay (Luận ngữ VII-14)[1].
Vì theo thuyết Chính Danh đó mà một thế kỉ sau Mạnh Tử bảo giết một bạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.