toàn không được chuẩn bị, thế mà vẫn có thể được đưa vào các cấp bậc
giác ngộ chỉ với bằng những câu nói giản dị.
Trong các đệ tử, Phật Cồ-đàm xem kẻ quét đường Chundaka là người khôn
khéo nhất khi chuyển hoá tâm thức. Ngày nay người ta vẫn nói, những ai
muốn phát triển tâm thức nên thành tâm cầu đến trợ lực của Chundaka,
nhất là khi nghe các vị đạo sư giảng giải làm họ không hiểu cũng chẳng
nhớ. Chundaka là một thí dụ lịch sử sinh động nhằm minh chứng rằng, lòng
nhân hậu và sự tha thiết thực hành các phép tu có khi quan trọng hơn xa
một đầu óc trí thức sắc sảo.
25. Tự tính rất gần
Patrul Rinpoche, một kẻ giác ngộ phiêu bồng, không đêm nào khi trời chập
tối mà không nằm ngửa, ngắm nhìn bầu trời cao rộng. Ở đâu cũng thế, mỗi
lần như vậy là mỗi lần ngài hoà lẫn tâm thức riêng tư của mình cùng với vũ
trụ, đó là sự hoà lẫn trong thiền định, trước và sau Ngài có nhiều người đã
làm như thế.
Một đêm nọ Patrul nằm trên một cánh đồng, nhìn ngắm bầu trời, gần đó có
vài đệ tử. Bỗng nhiên ngài gọi vị đệ tử xuất sắc nhất là Nyoshul Lungtok lại
và nói: "Ngươi có thấy Tự tính chăng, Nyoshul?”.
“Thưa không”, Nyoshul trả lời thành thực.
“Đừng lo”, Rinpoche nói,”thực tế không có gì bí ẩn cả.nhưng đừng nghĩ
ngợi gì về nó, cứ giữ tâm rộng mở”. Hai thầy trò nằm bên cạnh một lúc lâu
và cùng nhìn bầu trời. Mặt trời lặn. Xa xa có tiếng chó sủa.
“Ngươi có nghe chăng tiếng chó sủa?, Rinpoche hỏi.
“Thưa có”, Nyoshul trả lời.
“Đó, nó đó”, giọng nói vị đạo sư trầm tư lại vì xúc động.
Ông hỏi tiếp, giọng rất nhỏ: " ngươi có thấy chăng các vì sao trên bầu
trời?”.
‘Thưa có, con thấy chúng’.
Patrul Rinpoche lại kêu lên: “đó, nó đó! Chính nó!Tất cả, hết thảy đều là
tâm thức tỉnh giác, đều là Phật tính ròng, nó chính là thứ nằm ngay trong
ngươi. Đừng tìm kiếm nữa, khắp nơi chính là nó”.