Trường Luật thuộc Đại học Northwestern, giải thích: “Khi đã đặt mình vào
hệ thống, bạn sẽ trở thành người hay hoài nghi”. “Ở đâu người ta cũng nói
dối bạn. Từ đó bạn xây dựng nên quan niệm về tội phạm và hình thành nên
cái gọi là tầm nhìn thiên kiến. Nhiều năm sau, khi các bằng chứng xác đáng
cho thấy phạm nhân vô tội. Bạn sẽ ngồi lại và suy nghĩ, ‘Chờ chút. Hoặc
bằng chứng này sai hoặc mình sai – mà mình không thể sai được vì mình là
người tốt.’ Đó chính là hiện tượng tâm lý tôi đã gặp nhiều lần.”
Tâm lý học về hành vi lừa dối (và tự lừa dối) cho thấy nguốn gốc tiến hóa
sâu xa của tự biện hộ và bất đồng nhận thức. Lĩnh vực khoa học này cũng
nâng hành vi nói thật hay thừa nhận khuyết điểm lên thành một nguyên tắc
quan trọng. Các nghiên cứu chỉ rõ khả năng nói dối của con người tốt hơn
khả năng phát hiện nói dối, nhưng những người nói dối vẫn thường xuyên
bị lộ tẩy đến mức nói dối trở thành một hành vi đầy rủi ro, nhất là khi nói
dối những người sống gần gũi bên cạnh chúng ta. Càng giao tiếp với một
người nhiều bao nhiêu, người đó càng dễ nắm bắt được các tín hiệu khi
chúng ta sắp nói dối, nhất là các tín hiệu phi ngôn ngữ như hít thở sâu,
không nhìn vào người đối diện hay do dự trước khi trả lời. Song, các tín
hiệu này ít khi bộc lộ nếu chính bạn cũng tin lời nói dối của mình. Đây
chính là sức mạnh của tự lừa dối, một khả năng đã tiến hóa trong quá trình
cha ông chúng ta muốn thu phục những người trong nhóm, vì nếu không
làm vậy lời nói dối sẽ sớm bại lộ.
Nhìn từ góc độ tiến hóa, chỉ giả vờ làm điều đúng đắn rõ ràng là chưa đủ,
bởi dù chúng ta nói dối giỏi đến đâu, cũng không nên quên rằng chúng ta có
khả năng phát hiện nói dối giỏi hơn thế. Người nói dối cần phải tin mình
đang làm điều đúng đắn. Niềm tin chi phối cảm xúc, vì thế, ngoài những cử
chỉ thể hiện đạo đức, chúng ta còn cảm nhận được đạo đức trong hành vi
gian dối và hình thành những cảm xúc đạo đức thực sự. Trong chương tiếp
theo, các nghiên cứu trên động vật linh trưởng và loài người nguyên thủy sẽ
minh chứng điều này. Sau đây tôi sẽ trình bày cách thức các khuynh hướng