Tôi cùng với đồng nghiệp Frank J. Sulloway, một nhà tâm lý học và lịch sử
kinh tế tại Viện Đại học California-Berkeley, đã khám phá ra một xu hướng
khác trong cách chúng ta đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
Chúng tôi muốn biết tại sao người ta lại tin vào Chúa nên đã thăm dò ý kiến
của 10.000 người Mỹ được lựa chọn ngẫu nhiên. Ngoài việc xem xét rất
nhiều biến dân số và xã hội học, chúng tôi còn yêu cầu các đối tượng viết
câu trả lời trực tiếp cho hai câu hỏi cuối cùng: “Tại sao bạn tin vào Chúa?”
và “Tại sao bạn nghĩ những người khác cũng tin vào Chúa?” Hai nguyên
nhân phổ biến nhất lý giải tại sao họ tin vào Chúa là “sự kiến tạo tuyệt mỹ
của vũ trụ” và “cảm nhận thấy sự hiện diện của Chúa hàng ngày.” Rất thú vị
và đáng chú ý, khi được hỏi tại sao họ nghĩ những người khác tin vào Chúa,
hai câu trả lời trên rớt xuống vị trí thứ ba và thứ sáu, trong khi hai lý do phổ
biến nhất là “đức tin đem lại sự thư thái” và “do sợ chết”. Dường như có sự
khác biệt sâu sắc giữa cách con người nhìn nhận niềm tin của họ – do động
cơ lý trí – và cách con người nhìn nhận niềm tin của người khác – do động
cơ cảm xúc. Sự gắn kết của bản thân với một niềm tin được coi là lựa chọn
của trí tuệ (“Tôi mua chiếc quần jean 200 đô-la này do chúng được may đẹp
và rất hợp với tôi,” hoặc “Tôi đồng tình với việc kiểm soát súng vì các số
liệu cho thấy tỷ lệ tội phạm giảm khi số người sở hữu súng giảm”), trong
khi đó quyết định và quan điểm của người khác lại được xem là kết quả của
nhu cầu hoặc cảm xúc (“Cô ta mua chiếc quần jean đắt đỏ kia vì muốn chơi
trội,” hoặc “Anh ta là người tiến bộ, có trái tim nhạy cảm luôn đồng cảm
với các nạn nhân.”)
***
Các khuynh hướng nhận thức có sức mạnh và sức lan tỏa rộng khắp đến
vậy nên việc lập ra một nhánh kinh tế học mới để nghiên cứu chúng chỉ còn
là vấn đề thời gian. Lĩnh vực mang tên kinh tế học hành vi đã được hai nhà
tâm lý học Daniel Kahneman và Amos Tversky khởi xướng. Cả hai chưa
từng trải qua khóa học kinh tế nào nhưng bằng kinh nghiệm cá nhân trong
chiến tranh và kiến thức khoa học về các nguyên tắc của tư duy, sự cộng tác