Samuelson và Richard Zeckhauser tiến hành cho thấy khi một nhóm người
được yêu cầu lựa chọn một trong bốn phương án đầu tư với mức độ rủi ro
khác nhau, lựa chọn của họ phụ thuộc vào mức độ ngại rủi ro của từng
người và sẽ đem lại các kết quả khác biệt. Nhưng nếu nói với họ rằng một
phương án đầu tư đã được lựa chọn sẵn và về sau họ có thể chuyển sang
phương án khác, những người được hỏi sẽ chọn phương án được mặc định
này nhiều hơn; 47% giữ lại phương án đã chọn, so với tỷ lệ 30% khi không
có phương án nào được đưa ra với vai trò mặc định. Hiện trạng phản ánh
những gì bạn đã có (và phải từ bỏ nếu thay đổi), nó khác với việc bạn có thể
có những gì sau khi lựa chọn.
Nhà kinh tế học Richard Thaler gọi xu hướng đối với hiện trạng là hiệu ứng
hàng đã có. Theo nghiên cứu của ông, chủ nhân một món hàng thường định
giá nó cao gấp đôi so với mức kì vọng của khách hàng tiềm năng. Trong
một thí nghiệm, các đối tượng tham gia được trao một cốc cà phê giá 6 đô-
la và được yêu cầu định giá nó. Mức giá tối thiểu nhóm này chịu bán cốc cà
phê là 5,25 đô-la. Một nhóm khác được hỏi họ sẵn sàng mua cốc cà phê họ
không sở hữu này với giá bao nhiêu, kết quả trung bình nhận được là 2,75
đô-la.
Trong quá trình tiến hóa của chúng ta, điều này hết sức có ý nghĩa. Trước
khi chinh phục được muôn loài, con người luôn phải kiếm tìm và săn bắn,
đôi khi trong điều kiện cực kỳ thiếu thốn và nguy hiểm, để có thể tồn tại.
Những người sống sót có khuynh hướng ưa thích đầu cơ tích trữ. Tạo hóa
ban cho chúng ta sự khao khát hướng tới giá trị và bám chặt lấy những thứ
thuộc về mình. Tất nhiên, đặt quá nhiều giá trị vào những thứ chúng ta đã
có có thể dẫn đến việc định giá chúng quá cao – đến một mức mà chi phí
chìm khiến chúng ta không nhìn thấy giá trị của những khoản thất thoát
trong tương lai nếu không chịu chuyển sang những thứ chúng ta không có.
Sự bất đồng nhận thức khiến con người tìm cách hợp lý hóa những tính toán
bất hợp lý và biện minh cho những lỗi lầm đắt giá, dù họ là các tín đồ tin