các cộng sự tại Đại học Yale đã tiến hành một nghiên cứu, kết quả cho thấy
quy luật này đúng với loài khỉ mũ khi giao dịch. Trong thí nghiệm, lũ khỉ
được trao 12 chiếc thẻ để trao đổi với các nhà khoa học lấy những lát táo
hoặc nho, chúng thích hai loại hoa quả này như nhau (không giống như dưa
chuột). Trong một lần thử, lũ khỉ được đổi thẻ với các nhà khoa học để lấy
một quả nho; và trong lần khác, để đổi lấy những lát táo. Bầy khỉ mũ có
động cơ trao đổi vì những thứ chúng nhận được bằng cách đổi thẻ đều cung
cấp một lượng calo hàng ngày cho chúng trong thời gian cuộc thí nghiệm
diễn ra – nói cách khác, có thể lấp đầy cái dạ dày đói khát của chúng! Thí
dụ, một con khỉ trong thí nghiệm đã đổi 7 thẻ để lấy quả nho và 5 thẻ để lấy
lát táo. Một đường cơ sở như vậy được thiết lập với mỗi con khỉ để các nhà
khoa học có thể biết được sở thích của từng con. Sau đó các nhà khoa học
thay đổi điều kiện thí nghiệm. Trong lần thử nghiệm thứ hai, lũ khỉ được
phát thêm thẻ để đổi lấy thức ăn, và được biết giá mỗi loại hoa quả đã tăng
lên gấp đôi. Theo quy luật cung cầu, lũ khỉ lúc này nên mua nhiều thức ăn
rẻ tương đối và ít thức ăn đắt tương đối. Và chúng đã làm đúng như vậy.
Ngoài ra, trong một lần khác, khi điều kiện thí nghiệm được điều chỉnh sao
cho lũ khỉ có 50% cơ hội được thưởng và 50% nguy cơ bị mất thức ăn,
đúng như những gì nguyên tắc ngại rủi ro dự đoán, nỗi sợ tổn thất của lũ
khỉ cao gấp hai lần mong muốn chiến thắng.
Thật tuyệt vời! Loài khỉ mũ biểu lộ sự nhạy cảm giống như con người trước
các thay đổi trong cung, cầu và giá cả; đồng thời cho thấy một trong số các
đặc điểm nổi bật nhất của hành vi con người – ngại rủi ro. Rất ít khả năng
đặc điểm chung này đã tiến hóa độc lập và song song giữa các loài linh
trưởng trong thời gian và không gian khác nhau trên toàn thế giới. Điều này
gợi mở rằng các sở thích và xu hướng có nguồn gốc tiến hóa rất sớm, và
đặc điểm đó đã tiến hóa từ tổ tiên chung của loài khỉ, dã nhân và con người
rồi được truyền lại qua các thế hệ – trong trường hợp này là nòi giống đã
tiến hóa thành khỉ mũ và nòi giống đã tiến hóa thành con người. Do đó, nếu
có sự tương đồng về hành vi giữa con người và các loài linh trưởng khác,
cơ chế thần kinh bên trong điều khiển các ưu tiên lựa chọn chắc chắn đã bắt