gian anh ta thức để làm việc, thì ngày nay chúng ta chỉ mất có một phần
năm. Ít phải làm việc hơn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thêm thời
gian giải trí. Nếu như vào năm 1880, một người Mỹ chỉ có trung bình 11
giờ đồng hồ thư giãn mỗi tuần thì nay chúng ta có đến 40 giờ. Chưa kể đến
môi trường làm việc ngày nay cũng sạch sẽ, an toàn và thú vị hơn.
Những thông tin tốt lành dường như bất tận. Ô nhiễm môi trường đã và
đang được cải thiện ở nhiều thành phố, chẳng hạn như ở Los Angeles nơi
tôi đang sống. Khi tôi luyện tập đua xe đạp vào năm 1979, không khí tệ đến
mức những buổi tập mùa hè buộc phải kết thúc trước bữa trưa để tránh phải
hít đầy phổi những hạt li ti đủ loại: bụi bẩn, phấn hoa, khói, khí thải… Ngày
nay tôi có thể đạp xe gần như quanh năm suốt tháng mà không hề hấn gì.
Quan sát cá nhân của tôi được củng cố bởi số liệu cho thấy, vào những năm
1980, trung bình một năm Los Angeles có 150 ngày “tư vấn sức khỏe” và
50 bản tin “cấp độ một” cảnh báo về tầng ozone (chúng tôi thường xuyên
theo dõi tin tức vào buổi tối để lên kế hoạch cho việc luyện tập ngày hôm
sau). Nhờ có đạo luật về Làm sạch không khí và các tiến bộ trong sản xuất
động cơ và sử dụng năng lượng nên vào năm 2000, mỗi năm chỉ có hai
mươi ngày “tư vấn sức khỏe” và không còn bản tin ”cấp độ một” nào.
Những điều tương tự như vậy có thể ghi nhận được ở bất kỳ đâu trên đất
nước Hoa Kỳ trong suốt một phần tư thế kỷ qua. Dù số ô tô đã tăng gần như
gấp đôi và tổng quãng đường chạy xe đã tăng lên gấp rưỡi, lượng khói
sương đã giảm một phần ba, mưa axit giảm hai phần ba, bụi chì trong
không khí giảm 97% và khí CFC thì hoàn toàn không còn nữa. Tất cả
những tiến bộ trên, cùng với những cải thiện đáng kể của nền y tế, nhất là y
tế cộng đồng, đã giúp cho tuổi thọ trung bình tăng gấp đôi, từ 41 tuổi vào
đầu thế kỷ XX lên trên dưới 80 tuổi ở các nước phương Tây ngày nay.
Dựa vào những điều trên, cùng với nhiều biện pháp định lượng khác, quả là
khôn ngoan khi từ chối leo lên cỗ máy thời gian để quay về bất cứ thời
điểm nào trong quá khứ nếu chúng ta phải ở lại đó mãi mãi, bởi theo
Thomas Hobbes, so với ngày nay đó là một cuộc sống bẩn thỉu, mông muội