Berridge nhận thấy những người nghiện ma túy thậm chí còn bị thôi thúc
bởi mong muốn dùng thuốc dù họ không thực sự thích dùng nó. Có thể các
chất gây nghiện không đem lại cảm giác tốt, làm giảm khao khát muốn
dùng thêm; nghĩa là, chúng đang tăng cường bằng cách phủ định, hoặc loại
bỏ một kích thích ngược. Trong thí dụ này, việc từ bỏ mong muốn chính là
thứ đang thôi thúc. Điều tương tự cũng xảy ra với hội chứng rối loạn ám
ảnh-cưỡng chế (OCD) – các hành vi cưỡng chế sẽ làm giảm khao khát hình
thành từ những suy nghĩ ám ảnh. Chứng OCD có lẽ thuộc về hệ thống
mong muốn hơn là ưa thích. Russell Poldrack đã lập luận tương tự về các
thí nghiệm tôi nhắc tới ở chương trước. Trong các thí nghiệm này, lũ chuột
nhấn các thanh để gửi tín hiệu điện tới các nhân kế cận ở vùng vân bụng, từ
lâu các nhà khoa học đã cho rằng điều này đem lại “cảm giác thích thú” vì
chúng làm vậy cho đến khi gục chết. Vì việc kích thích các nhân kế cận dẫn
tới sự gia tăng chất dopamine, tôi tự hỏi dopamine có phải một chất gây
nghiện đem lại “cảm giác thích thú” cho bộ não? Poldrack trả lời: “Có sự
phân biệt rạch ròi giữa ‘ưa thích’ và ‘mong muốn’, và sự tự kích thích vùng
vân bụng có lẽ thuộc loại sau nhiều hơn. Chắc chắn chất dopamine liên
quan tới mong muốn nhiều hơn ưa thích.”
Như vậy, các cảm xúc đã phát triển hệ thống đối ngẫu ưa thích và mong
muốn liên quan tới việc tìm kiếm phần thưởng và tránh hình phạt, giúp
chúng ta lựa chọn nhằm mục tiêu sát sườn là duy trì sự cân đối và cân bằng
nội tại, và mục tiêu tối thượng là tồn tại và duy trì nòi giống.
***
Hạnh phúc là một trạng thái an vui chủ quan của con người, phụ thuộc vào
những hệ quy chiếu có tính chất tương đối. Trên cơ sở tâm lý học tiến hóa,
hạnh phúc là tìm thấy niềm vui trong những điều giản dị chung quanh và
tìm thấy mục đích sống cho riêng mình. Đi thẳng vào vấn đề, nghiên cứu
toàn diện kéo dài hai thập kỷ trên toàn thế giới về mức độ an vui chủ quan
đã hé lộ những thứ khiến con người hạnh phúc nhất: gắn kết xã hội (hôn