SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜI KINH TẾ - Trang 221

bằng giữa bản năng và tri thức trong quá trình nghiên cứu, nên khi chúng
tôi ngồi trong phòng quan sát bao quanh bằng kính của ông, tôi đã hỏi ông
tại sao quan điểm về tiến hóa của ông lại khác các nhà sinh học tiến hóa
khác đến vậy. “Đôi khi tôi nghĩ tôi yêu thích nghiên cứu tính hung hăng của
các loài linh trưởng vì tôi là con thứ tư trong gia đình có sáu anh em trai.
Trong hầu hết các tài liệu, tính hung hăng được xem xét như một vấn đề cần
giải quyết, trong khi theo kinh nghiệm của tôi, một chút hung hăng là điều
bình thường trong giao tiếp giữa con người với nhau.” Vì De Waal là người
Hà Lan, một nước khá đông dân xét theo tiêu chuẩn Mỹ, tôi đã hỏi ông về
thí nghiệm “vũng lầy hành vi” nổi tiếng khẳng định mối quan hệ giữa mật
độ dân số và tính hung hăng do nhà phong tục học John B. Galhoun tiến
hành vào cuối những năm 1950. “Tôi không tin các thí nghiệm của Galhoun
ngay từ lần đầu tiên đọc chúng vì Hà Lan là một nước khá đông dân, vậy
mà bạn không hề gặp các hành vi như Galhoun trình bày trong nghiên cứu
của ông. Khi xem xét lại các tài liệu nhằm phục vụ một nghiên cứu toàn
diện về mật độ dân số và tỷ lệ tội phạm giết người của nhiều nước, chúng
tôi không nhận thấy bất cứ mối tương quan nào. Sau đó, chúng tôi nhìn vào
các tiểu mục phân loại quốc gia khác và phát hiện một mối quan hệ – tại
khối Đông Âu, tỷ lệ tội phạm giết người ở mức cao nhất trong khi mật độ
dân số thấp nhất! Nước Nga là một thí dụ.”

Nhưng mối liên hệ giữa mật độ dân số và tính hung hăng dường như vẫn
đúng về mặt trực giác, nếu không phải về mặt khoa học. De Waal không
đồng tình với điều này. “Tôi sẽ chỉ rõ mối tương quan trực giác hoàn toàn
ngược lại,” ông nói. “Khi sống gần gũi qua nhiều thế hệ, con người sẽ hình
thành các quy tắc cư xử để tránh tính hung hăng và bạo lực quá mức. Thí
dụ, ở Nhật Bản, Hà Lan, Bangladesh và một số vùng của Anh, dù mật độ
dân số cao, tỷ lệ tội phạm giết người lại khá thấp so với các nước có mật độ
dân số thấp như Mỹ. Có thể lập luận rằng tại các nước có mật độ dân số
thấp, người dân được tự do đi lại bất cứ đâu, họ không muốn chính phủ can
thiệp và không thích quá nhiều luật lệ và hạn chế về hành vi, cho nên họ
được mang súng và tự do sử dụng chúng hơn.” Do đó, tại các nước có mật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.