giới sự sống và các hệ sinh thái đan xen chặt chẽ, phức tạp. Nhưng xây
dựng lý thuyết sinh vật học – một trong những vấn đề nan giải nhất của lĩnh
vực khoa học nghiên cứu sự sống – cũng vẫn thua xa về mức độ phức tạp so
với nghiên cứu trí não con người và xã hội. Theo quan điểm của tôi, khoa
học xã hội là lĩnh vực khoa học khó, vì đối tượng nghiên cứu của nó phức
tạp và đa dạng hơn rất nhiều.
Trong lĩnh vực thần kinh học, nghiên cứu ý thức từ lâu đã được xem là “vấn
đề khó khăn”. Không dễ gì giải thích cách thức hàng tỷ neuron riêng lẻ tập
hợp lại để tạo thành ý thức, khoa học gọi là “xã hội của trí tuệ”. Một vấn đề
khó hơn nữa – tôi gọi là bài toán hóc búa – khoa học giải thích như thế nào
về cách thức hàng tỷ con người riêng lẻ hình thành nên một hiện tượng tập
thể mang tên văn hóa, hay “xã hội của văn hóa”, và thể chế kinh tế, chính
trị nào nên được sử dụng nhằm đạt đến sự hài hòa về xã hội?
Khi loài người chuyển từ đời sống săn bắt-hái lượm sang tiêu dùngbuôn
bán, các nhóm người đã tiến hành hàng trăm cuộc thực nghiệm xã hội nhằm
giải bài toán hóc búa trên. Các bầy đàn, thị tộc, bộ lạc, nhà nước, đế chế đã
lần lượt ra đời. Các chế độ thần quyền, tài phiệt, quân chủ và dân chủ đã
được thử nghiệm. Các tư tưởng trung thành với bộ lạc, trung ương tập
quyền, xã hội chủ nghĩa và nay là toàn cầu hóa không ngừng nối tiếp nhau.
Từ chỗ không có thương mại tiến tới thương mại công bằng và thương mại
tự do, dường như các trật tự kinh tế đã không ngừng hoán vị, với mức độ
thành công khi nhiều khi ít. Suốt hàng thiên niên kỷ, các triết gia và học giả
thuộc mọi tầng lớp, từ khắp mọi nơi trên thế giới đã nỗ lực giải quyết bài
toán hóc búa này song không đạt được nhiều đồng thuận. Liệu khoa học
hiện đại có làm tốt hơn?
***
Tiến hóa là một quá trình phức tạp thể hiện qua các hành vi giản đơn của
các thực thể nhằm tồn tại và duy trì nòi giống. Nền kinh tế là các hệ thống
phức tạp thể hiện qua hành vi giản đơn của con người nhằm kiếm sống và