của họ. Sự điều chỉnh này sẽ giúp đối tượng duy trì mối quan hệ với người
tiến hành thí nghiệm, trong khi cùng lúc làm dịu sự căng thẳng do mối xung
đột trong thí nghiệm gây ra.”
Khi trật tự đổ vỡ, các luật lệ trở nên vô hiệu và những dây cương thể chế
chuẩn mực ngăn giữ cái ác đứt tung, nó sẽ có cơ hội hoành hành thông qua
sự kích động dễ lây lan của hành vi nhóm và đà tiến không thể kiểm soát
của các bước chân tội lỗi nhỏ hơn trước đó, cuối cùng cả hệ thống sẽ chấp
nhận sự tồn tại của cái ác. Đây là điều xảy ra vào ngày 18 tháng 11 năm
1978 trong khu rừng rậm tại Guyana khi Jim Jones, kẻ cầm đầu tổ chức
cuồng tín People’s Temple – một tổ chức đã chuyển hoạt động khỏi các
vùng minh bạch và thượng tôn pháp luật như San Francisco va Los Angeles
– yêu cầu các tín đồ tự sát tập thể bằng cách uống thứ nước có pha chất kịch
độc xyanua. Dù một số thành viên tìm cách chạy trốn (và bị bắn chết), một
số khác bị ép uống thuốc độc, đa số những người còn lại tự nguyện uống
thuốc trong giây phút mê muội ngập tràn.
***
Tất nhiên, cuối cùng con người sẽ chọn cái tốt hoặc cái xấu. Chúng ta có
thể thay đổi và làm suy yếu cái xấu tiềm ẩn bằng cách hiểu nó trước tiên,
sau đó hành động để thay đổi nó. Edmund Burke, chính trị gia người Anh
thế kỷ XIX, từng cảnh báo: “Nguyên nhân duy nhất khiến cái xấu chiến
thằng là người tốt không làm gì.” Nhưng thật đáng tiếc, “không làm gì” lại
là lựa chọn mặc định trong các tình huống như thế. Quá trình tiến hóa đã
lập trình để chúng ta bảo vệ giống loài và không liều mạng chống lại cái
xấu. Để làm vậy không chỉ đòi hỏi các hoàn cảnh anh hùng mà còn cần một
thiên hướng anh hùng. Chỉ có anh hùng mới dám đứng lên chống lại cái
xấu. Người thổi còi tại nhà tù Abu Ghraib, Joe Darby, là một anh hùng.
Sherron Watkins, Phó chủ tịch tập đoàn Enron, cũng là một anh hùng vì bà
đã sớm cảnh báo sự sụp đổ nhãn tiền của công ty. Nhân viên kiểm toán nội