thích với chàng trai trẻ ngây ngô Charlie Sheen: “Anh bạn ạ, chính chúng
tạo ra quy tắc. Tin tức, chiến tranh, hòa bình, nạn đói, bạo động hay giá cả
của một chiếc kẹp giấy. Chúng ta làm tất cả những điều kỳ diệu đó trong
khi người chung quanh không thể hiểu tại sao. Giờ chắc cậu không ngây
thơ tới mức nghĩ chúng ta đang sống trong một nền dân chủ, phải không
Buddy? Đây là thị trường tự do và cậu là một phần của nó.” Nhắc lại niềm
tin hoang đường của nhiều người rằng thiên nhiên “vấy máu nơi chăn răng
và móng vuốt” (cụm từ đáng nhớ của Tennyson) và sự tiến hóa chính là “sự
tồn tại của cái phù hợp nhất” (mô tả đáng tiếc của Herbert Spencer), Gekko
giải thích tại sao nước Mỹ đánh mất vị trí đứng đầu trong thế giới công
nghiệp: “Quy luật tiến hóa mới trong các công ty Mỹ dường như là sự tồn
tại của cái ít phù hợp nhất. Theo quan điểm của tôi, hoặc cậu phải làm đúng
hoặc cậu sẽ bị đào thải.’
Đây là cách nhìn phổ biến của đa số mọi người về đa số công ty Mỹ và thị
trường tư bản chủ nghĩa; từ góc độ này, những người như Gordon Gekko
không chỉ là biểu tượng của một vài trái táo CEO thối mà cho thấy cả một
thùng các công ty bị hỏng hoàn toàn. Trong đoạn trích từ bài phát biểu nổi
tiếng của Gekko về sự tham lam, chúng ta bắt gặp toàn bộ những điều
hoang đường đã bị bóc trần trong cuốn sách này: chủ nghĩa tư bản dựa trên
và phụ thuộc vào sự cạnh tranh khốc liệt; các thương gia phải biết ích kỷ và
coi mình là trên hết để thành đạt; sự tiến hóa cũng ích kỷ không kém, chỉ
sàng lọc chứ không sáng tạo thêm và, tất nhiên, tham lam là tốt:
Thưa các quý ông quý bà, tôi muốn nói tham lam – vì không có từ nào phù
hợp hơn – là tốt. Tham lam là đúng. Tham lam là hiệu quả. Tham lam làm
rõ, xuyên thấu và nắm bắt được bản chất của tinh thần tiến hóa. Tham lam
dưới mọi hình thức – tham sống, tham tiền, tham tình, tham tri thức – đều
giúp cho nhân loại phát triển. Xin các bạn ghi nhớ, tham lam không chỉ cứu
được hãng Teldar Paper mà còn cứu được một công ty đang gặp trục trặc
khác mang tên Hoa Kỳ.