SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜI KINH TẾ - Trang 275

Kinder áp dụng hệ thống quản lý này bằng cách theo sát báo cáo của các
giám đốc, sau đó phản biện và tranh luận với họ tại các buổi họp trực tiếp
được lên lịch đều đặn. Đến lượt họ, Kinder cho phép các giám đốc làm điều
tương tự với các nhân viên dưới quyền, vì thế các cấp ở Enron đều minh
bạch và ít có nguy cơ mắc sai lầm về quản lý hay tham nhũng. Hơn thế nữa,
Kinder còn tạo ra không khí gia đình tại Enron. Ông luôn bày tỏ sự quan
tâm, chăm sóc tới đời sống riêng của nhân viên (thí dụ trả chi phí đi lại cho
một giám đốc về quê dự tang lễ người thân trong gia đình), điều này sẽ làm
nảy sinh sự kính trọng và lòng trung thành.

Tuy nhiên, tất cả thay đổi khi Jeff Skilling đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch
thay Richard Kinder vào năm 1997. Tốt nghiệp Trường Kinh doanh
Harvard và cực kỳ hâm mộ cuốn sách nổi tiếng Gene ích kỷ của Richard
Dawkins, ông đã mắc sai lầm về mặt lý thuyết khi cho rằng quá trình tiến
hóa chịu sự chi phối của sự cạnh tranh khốc liệt và sự ích kỷ độc tôn bản
thân. Ông cũng thích quan niệm “sự tồn tại của cái phù hợp nhất” nên đã
cho thi hành chính sách Ban đánh giá chéo (Peer Review Committee –PRC)
tại Enron, còn được các nhân viên gọi là “Xếp hạng và Giật mạnh”. Chính
sách PRC dựa trên nhận định sai lầm cho rằng động lực cơ bản của con
người là tham lam và sợ hãi, được Skilling tiến hành bằng cách xếp hạng
các nhân viên từ 1 đến 5, những người nhận điểm 5 sẽ bị sa thải. Điều này
dẫn tới việc 10-20% số nhân viên bị sa thải sáu tháng một lần, và những
người ở lại luôn trong tình trạng lo âu vì công việc không được bảo đảm.
Kết quả đánh giá chính thức được đăng lên trang web của công ty càng gây
xúc phạm cá nhân. Các nhân viên nhận điểm 5 trong một hệ thống đánh giá
tương đối – dù khả năng làm việc thực sự của họ tốt đến đâu cũng sẽ bị
“đày đi Siberia” – có hai tuần để tìm một vị trí khác tại Enron, nếu không
sau đó sẽ bị sa thải thực sự.

Kenneth Lay nhận định: “Văn hóa của chúng tôi cứng nhắc tới mức hung
dữ.” Charles Wickman, một giao dịch viên năng lượng của Enron mô tả văn
hóa công ty dưới thời Skilling như sau: “Khi tôi đang đến gặp sếp để tranh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.