trường doanh nghiệp thành chiếc thùng tốt nhằm hoàn thiện những trái táo
lành – chính là các nhân viên và khách hàng của họ.
Tôi gặp Sergey Brin và Lary Page lần đầu tiên trong một buổi giao lưu cuối
tuần với các học sinh tài năng bậc phổ thông có chủ đề Chuyến phiêu lưu
của trí tuệ. Trong ba ngày, các em được gặp và trò chuyện thân mật với một
nhà khoa học đoạt giải Nobel, một nhà báo đoạt giải Pulitzer, ‘thiên tài’
MacAuthor và tác giả của công cụ tìm kiếm đồ sộ nhất – họ đến, dành thời
gian để truyền nhiệt huyết cho thế hệ trẻ đầy khát vọng. Brin và Page tốt tới
mức tưởng như không có thật. Với đôi mắt mở rộng đầy ngạc nhiên của
những sinh viên mới tốt nghiệp bắt tay vào sứ mệnh thay đổi thế giới, họ
nói về việc chiếm lĩnh không gian và phân loại toàn bộ thông tin của thế
giới cũng giản dị như khi người khác nói về chuyến lái xe đi nghỉ hay cuốn
sách mới đọc. Sau khi chậm rãi bước ra sân khấu, Brin kể lại câu chuyện
giờ đây đã trở nên nổi tiếng. Anh và Page nuôi ý tưởng về công cụ tìm kiếm
này từ khi còn là sinh viên Đại học Stanford, hai người đã tháo phần cứng
những chiếc máy tính không ai sử dụng trong ký túc xá, xếp chồng trên các
giá cao, mặc cho sức nóng tỏa ra từ quá nhiều máy tính hoạt động cùng lúc
có thể gây cháy nổ. Khi Đại học Stanford từ chối mua hệ thống tìm kiếm
này, hai anh đã bỏ dở chương trình nghiên cứu sinh tiến sỹ để theo đuổi kế
hoạch xây dựng công cụ tìm kiếm. Một nhà đầu tư đồng ý cấp 100.000 đô-
la để họ mở văn phòng. Nhưng không thể ký quỹ nếu chưa có tài khoản
công ty và không thể lập tài khoản khi công ty chưa có tên. Trong tiếng
Anh, googol dùng để chỉ số 10100 (100 chữ số 0 theo sau số 1). Đây quả là
một số lớn, tượng trưng cho lượng thông tin khổng lồ trên thế giới được
công cụ tìm kiếm của họ phân loại. Vì Page rất đam mê toán học, hai người
đã chọn nó làm tên công ty. Nhưng, như Brin nói đùa, vì họ đã viết ra một
thuật toán kiểm tra lỗi chính tả, Googol đã trở thành Google. Vậy là, một
trong những công ty phát triển nhanh nhất và có tầm ảnh hưởng mạnh nhất
đã bắt đầu lịch sử bằng một lỗi chính tả.