SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜI KINH TẾ - Trang 311

Thời điểm và cách thức các bầy đàn và thị tộc nhỏ trở thành các bộ lạc và
thành bang lớn phụ thuộc một phần vào sức chứa của môi trường và quy
mô dân số của các nhóm quyết định cấu trúc xã hội, hình thức trao đổi và
cùng tồn tại với các nhóm khác. Bước nhảy vọt đồng thời của sản lượng
thực phẩm và dân số luôn song hành với sự quá độ từ các bầy đàn, thị tộc
thành các bộ lạc, thành bang và sự phát triển của các công cụ và tổ chức xã
hội phù hợp. Con người bắt đầu bán định cư, sau đó định cư vĩnh viễn,
khiến quyền sở hữu đất đai và tài sản ra đời. Thặng dư về thức ăn, công cụ
và các sản phẩm khác tạo nền móng sơ khai cho nền kinh tế trao đổi. Điều
này tất yếu dẫn tới sự phân công lao động trong cả kinh tế và xã hội – nông
dân, thợ thủ công, thợ in ấn làm việc trong cấu trúc xã hội được các chính
trị gia, quan lại tổ chức và điều hành. Tôn giáo có tổ chức đảm nhiệm nhiều
vai trò, trong đó có việc biện hộ cho giai cấp thống trị. Mối quan hệ giữa
tôn giáo và chính trị hiện hữu gần như ở mọi thành bang và đế chế trên toàn
thế giới. Từ vùng Trung Đông, Cận Đông, Viễn Đông tới Bắc Mỹ, Nam Mỹ
và quần đảo Polynesia trên Thái Bình Dương, các lãnh chúa, pharaoh, quốc
vương, hoàng đế, nữ hoàng, những người đứng đầu hay lãnh đạo với bất kỳ
tước vị nào đều tuyên bố họ có quan hệ với Chúa hoặc thần thánh, từ đó tự
cho mình quyền thế thiên hành đạo. Qua thời gian, các quốc gia phát triển
thành các nền văn minh thực thụ, các vùng đất trở thành các khu vực thế
giới và thị trường trao đổi trở thành nền kinh tế hoàn thiện.

Cùng với sự phát triển của các bộ lạc, thành bang, đế chế, chính trị không
còn tách rời kinh tế. Dù điều kiện tự nhiên của các bầy đàn và thị tộc săn
bắt-hái lượm mang tính bình quân chủ nghĩa, việc phân phối lại của cải kinh
tế chưa từng diễn ra ở các quy mô xã hội lớn hơn. Ngoài ra, nếu thiếu các
thể chế xã hội phù hợp đảm bảo sự trao đổi công bằng, tự do giữa các nhóm
bạo lực, chiến tranh sẽ bùng nổ. Ở đây, chúng ta nhận được một lời giải
thích khác của kinh tế học tiến hóa. Một trong số các nguyên nhân làm nảy
sinh tính thù địch giữa các nhóm là sự tranh giành nguồn lực khan hiếm.
Rất ít khi có đủ nguồn lực cho mọi thành viên của các nhóm. Thậm chí, tại
một thời điểm nhất định, nếu điều này xảy ra, trạng thái đó cũng chỉ có tính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.