SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜI KINH TẾ - Trang 313

Hãy trở lại đầu cuốn sách với những người săn bắt-hái lượm của bộ tộc
Yanomamö và cách thức họ tiến hóa thành những người tiêu dùng-thương
nhân Manhattan. Khi các hội truyền giáo mới bắt đầu làm việc với người
Yanomamö, họ nhận thấy nếu dân bản xứ được cung cấp công cụ hái lượm
và sản xuất thức ăn cùng các nguồn lực khác, mức độ xung đột giữa các
làng Yanomamö sẽ giảm xuống rõ rệt. Nhà dân tộc học Napoleon Chagnon,
người đặt biệt hiệu “những người hung dữ” cho dân bản xứ, nhận thấy họ
vừa là những thương nhân khôn khéo vừa là những chiến binh tàn bạo vì
thương mại tạo ra các liên minh chính trị. Tin vào câu châm ngôn “Kẻ thù
của kẻ thù là bạn của chúng ta,” thương mại và trao đổi thức ăn giữa các
làng Yanomamö đóng vai trò chất kết dính xã hội giúp tạo ra các liên minh
chính trị. Làng A không thể qua làng B để tuyên bố họ lo sợ cuộc tấn công
của làng C vì như thế sẽ để lộ điểm yếu. Thay vào đó, làng A liên minh với
làng B thông qua thương mại và các bữa tiệc, kết quả là họ không chỉ thu
được sự hậu thuẫn về quân sự mà còn tăng cường tình hòa hiếu giữa hai
làng. Tác động phụ của sự trao đổi kinh tế vì động cơ chính trị này khiến
các nhóm người Yanomamö, dù có thể sản xuất đủ số SKUs cần thiết để tồn
tại, họ vẫn phân công lao động và thiết lập hệ thống thương mại, dẫn tới kết
quả ngoài chủ đích là lượng của cải và SKUs đều tăng lên. Người
Yanomamö tham gia thương mại không phải vì họ là những người vị tha
bẩm sinh hay những nhà tư bản mới nổi mà vì muốn tạo ra các liên minh
chính trị. Chagnon giải thích: “Nếu không thường xuyên quan hệ với láng
liềng, các liên minh sẽ khó được thành lập và duy trì ổn định. Điều tiên
quyết để một liên minh vững vàng là các cuộc thăm viếng và tiệc tùng liên
tục. Hệ thống thương mại tạo điều kiện cho các cuộc thăm viếng như vậy.”
Nơi nào hàng hóa qua được biên giới của người Yanomamö, quân đội của
người Yanomamö sẽ không tràn qua.

Thí dụ thứ hai nhằm khẳng định luận điểm này: khi nghiên cứu hai bộ lạc
thổ dân Châu Úc sống trên sa mạc miền Tây Australia, bộ lạc Walmadjeri
và Gugadja, nhà nhân chủng học Ronald Berndt nhận thấy nền kinh tế trên
sa mạc bắt đầu bằng mối ràng buộc chặt chẽ giữa những người có họ hàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.