***
Tại sao khoa học nghiên cứu các hệ thống phức tạp về bản chất con người
lại dự đoán và chứng minh tính thiện mạnh mẽ sẽ vượt lên trên mớ hỗn độn
và lòng vị kỷ? Là một loài động vật có tổ chức xã hội, chúng ta đã tiến hóa
để thể hiện tình hữu nghị trong cùng một nhóm và sự đối kháng với các
nhóm khác, từ đó hình thành nên mối mâu thuẫn gay gắt giữa ham muốn
ích kỷ cho bản thân và đòi hỏi công bằng cho nhóm, giữa đoàn kết gia đình
và đoàn kết xã hội nhằm chống lại các thế lực bên ngoài. Nguyên tắc đầu
tiên trong kinh tế học đạo đức chính là đặc tính di truyền phản ánh tính
tương hỗ: khi được người khác ban tặng thứ gì, chúng ta thấy cần đền đáp
lại bằng thứ khác.
Khi tương tác trong nhóm và giữa các nhóm, nhận thức của chúng ta về
người khác, đặc biệt là nhận thức về cách người khác nghĩ về chúng ta có
ảnh hưởng rất lớn; sở dĩ có điều đó là do chúng ta quan tâm đến uy tín và
địa vị. Đó chính là lý do tại sao các thước đo uy tín đang phát triển nhanh
chóng trên mạng Internet, thể hiện đặc tính tự tổ chức nổi bật của lòng tin.
Đánh giá uy tín của người bán trên eBay, xếp hạng chất lượng sách qua các
lời phê bình trên Amazon, đo lường danh tiếng các mạng xã hội nghề
nghiệp như MySpace, Facebook, LinkedIn thông qua số lượng và chất
lượng kết nối giữa người sử dụng mới chỉ là một vài ví dụ chứng minh nhu
cầu về sự tin cậy trong bất kỳ giao dịch nào.
Chúng ta muốn được tôn trọng những người trao đổi ngay thẳng và trung
thực. Nhưng chúng ta lại có tính bầy đàn khác thường, và nhận diện nhóm
trở nên thiết yếu để nhận diện bản thân. Thật không may, phụ phẩm của tính
bầy đàn phân biệt trong nhóm/ngoài nhóm này là tính bài ngoại. Con người
luôn có mối ác cảm tự nhiên với Người khác, và biểu lộ khả năng phân loại
những người xung quanh thành cùng phe/khác phe theo từng tiêu chí chi ly
nhất – hãy nghĩ đến các băng nhóm như Khoai tây chiên và Máu, các xung
đột sắc tộc giữa người Hutus và người Tutis, người Albany và người Serb,