pháp thị trường cho các vấn đề xã hội bằng sự hoài nghi. Các doanh nhân
không được tin cậy, các công ty luôn bị săm soi bằng ánh mắt ngờ vực.
Những người được lợi nhất từ thị trường thường bị người đời dè bỉu. Mối
nghi ngờ và ác cảm này bắt nguồn từ trực giác khoa học và sự hạn chế nhận
thức trong Miền Lưng chừng của chúng ta về thị trường và nền kinh tế.
Trực giác kinh tế khiến chúng ta khinh thị những ai quá giàu có, coi việc
cho vay nặng lãi là tội lỗi, hoài nghi bàn tay vô hình của thị trường. Chúng
ta thường sợ những gì không hiểu và ghê tởm những gì chúng ta sợ. (Trong
một bức biếm họa trên tờ New Yorker, một nhân vật tuyên bố: “Tôi ghét
Bill Gates trước khi NÓ trở thành thời thượng.”)
Trực giác kinh tế này hình thành bởi chúng ta tiến hóa từ những bầy đàn săn
bắt-hái lượm, ở đó không có thị trường vốn, không có tăng trưởng kinh tế,
không có tích lũy tài sản, không có sự chênh lệch giàu nghèo gay gắt, rất
hạn chế về phân công lao động và tập trung lao động (người nguyên thủy
hầu hết đều rất đa năng) và chắc chắn không có bàn tay vô hình điều tiết
trong sản xuất. Để hiểu sự hình thành Miền Lưng chừng của trực giác kinh
tế và lý giải vì sao ngày nay nó còn thử thách chúng ta, bảng sau đây ước
lượng quá trình tiến hóa của loài người từ săn bắt hái-lượm đến tiêu dùng-
buôn bán.
QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA CỦA CÁC NHÓM NGƯỜI
Cách đây
Hình thức
Số thành viên
10.000 - 100.000
năm
Bầy đàn
10 - 100
5.000 - 10.000
năm
Thị tộc
100 - 1000