một người không dám khẳng định “Tôi tin rằng có lực hấp dẫn,” người đó
cũng đừng nên tuyên bố “Tôi tin tưởng vào thị trường.” Sự từ chối chấp
nhận nền kinh tế thị trường tự do có những nguyên nhân tâm lý và xã hội
hết sức rõ ràng.
Vì con người tiến hóa từ những bầy đàn nhỏ từ vài chục đến vài trăm thành
viên sống bằng săn bắt-hái lượm, trong cộng đồng đó hầu như mọi người
đều có mối quan hệ huyết thống hoặc quen biết mật thiết, nên mọi tư liệu
sản xuất sẽ được dùng chung, không có hiện tượng tích lũy của cải riêng và
thói hám lợi sẽ bị trừng trị. Do đó, phản ứng tự nhiên của chúng ta đối với
cơ chế thị trường tự do, nơi của cải có được phô bày lồ lộ như dấu hiệu của
sự thành đạt, là ghen tỵ và tức giận; đồng thời chúng ta cũng muốn có ai đó
hoặc thế lực nào đó mạnh hơn những kẻ tham lam kia ra tay trừng phạt
chúng. Đây chính là chủ nghĩa bình quân tiến hóa. Hơn nữa, trong suốt lịch
sử nhân loại, bất bình đẳng kinh tế không sinh ra từ sự khác biệt về trí tuệ
và nỗ lực giữa các cá nhân bình đẳng về quyền tự do làm giàu trong xã hội;
thay vào đó, một nhóm các đế vương, lãnh chúa, quý tộc và tăng lữ đã thao
túng và lợi dụng cơ chế xã hội bất công nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, bất
chấp việc đẩy quảng đại quần chúng vào cảnh bần cùng. Theo phản xạ tự
nhiên, chúng ta là coi sự bất công này là hành động làm giàu phi nghĩa và
mong muốn có sự kiểm soát từ trên xuống nhằm hạn chế lượng tài sản tích
lũy của bất cứ ai. Khi chúng ta nói “Phải có ai đó làm gì đi chứ,” ai đó mà
chúng ta nhắc đến chính là định chế xã hội uy quyền nhất - chính phủ.
Khả năng chịu đựng sự không minh bạch về kinh tế của con người cũng
thấp đến mức đáng ngạc nhiên. Thị trường tự do lại hết sức hỗn loạn, bất
ổn, không thể kiểm soát và tiên đoán. Hầu hết chúng ta khó có thể chấp
nhận một môi trường như vậy và mong mỏi các định chế xã hội như chính
phủ sẽ đem lại sự chắc chắn nhất định cho nền kinh tế. Khi xảy ra thiên tai
như động đất, bão lụt chúng ta thường dựa dẫm vào các sự trợ giúp của
chính phủ thông qua các điều chỉnh nhằm bảo đảm an toàn cho người dân,
nhất là khi chúng ta chưa có biện pháp tự bảo vệ. Những người không đủ