SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜI KINH TẾ - Trang 43

tiền (hoặc không muốn) mua bảo hiểm đề phòng thiên tai thường trông
mong các cơ quan chính phủ như Cục xử lý tình huống khẩn cấp Liên bang
(FEMA) khi rủi ro thực sự ập đến. Nhà kinh tế học Daniel Klein thuật lại
một ví dụ đáng tiếc về ảnh hưởng của vị Chúa-Chính phủ tới chính sách
kinh tế, kể cả tới các đề xuất chính sách của một nhà kinh tế học đoạt giải
Nobel. Vào năm 1955, trong một phiên họp của Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ,
Klein đã chất vấn nhà khoa học Robert Solow của Học viện Công nghệ
Massachusetts, người từng nhận giải Nobel về kinh tế, lý do vì sao ông này
không ủng hộ việc thu học phí tại các trường công, trong khi hành động ấy
giúp đưa nguyên tắc và cơ chế thị trường vào hệ thống trường quốc lập.
Solow đáp: “Đề xuất của tôi không có nguyên nhân kinh tế nào cả. Là một
công dân Mỹ niềm tự hào của tôi chính là Quân đội Hoa Kỳ và hệ thống
trường công.” Klein nhận xét, nhiều người phản đối nền kinh tế thị trường
tự do vì họ “có xu hướng nhìn nhận và yêu quý chính phủ như một lực
lượng có khả năng gắn kết xã hội.” Klein gọi đây là Sự lãng mạn của con
người, bắt nguồn từ việc chính phủ cung cấp các dịch vụ công cộng và đáp
ứng mong muốn của người dân trong việc phân định phe phái bạn/thù.
“Chính phủ xây dựng các công trình lâu bền như đường xá, mạng lưới cáp
đa năng, dịch vụ bưu chính và hệ thống trường học. Trong quá trình này
chính phủ xác lập và củng cố sự hình thành những trải nghiệm chung cho
toàn xã hội, hoặc ít nhất là khiến người dân tưởng tượng ra một thứ trải
nghiệm như vậy.” Bất kỳ ai hoài nghi giải pháp của chính phủ về các vấn đề
kinh tế, xã hội lập tức sẽ bị gắn mác kẻ khác phe, kẻ chống đối, không vì lợi
ích chung của đất nước.

Hầu hết mọi quan điểm về kinh tế đều xuất phát từ các cam kết chính trị
dựa trên sự trung thành với phe nhóm của mình. Có thể coi đây là một dạng
trực giác kinh tế đặc biệt. Chẳng hạn, phe cấp tiến buộc phải phản đối thị
trường tự do không có điều tiết của nhà nước, trong khi phe bảo thủ lại ủng
hộ điều này. Nhưng cả phe cấp tiến và bảo thủ đều hậu thuẫn việc ban hành
các điều luật kinh tế hà khắc cũng như việc duy trì chính phủ cồng kềnh; họ
chỉ mâu thuẫn về số lượng các điều luật được thông qua và đối tượng điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.