SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜI KINH TẾ - Trang 62

hộ sản xuất, dù phải trả giá bằng thiệt hại lợi ích của người tiêu dùng. Ngay
cả Tổng thống Ronald Reagan, biểu tượng của chủ nghĩa tư bản thị trường
tự do, cũng thỏa hiệp trong các chính sách đưa ra vào năm 1982 nhằm bảo
vệ Công ty Mô-tô Harley Davidson chống lại cuộc cạnh tranh khốc liệt với
các hãng xe mô-tô Nhật Bản khi các hãng này tung ra các sản phẩm chất
lượng cao hơn và giá bán rẻ hơn. Xe của Honda, Kawasaki, Yamaha và
Suzuki thường rẻ hơn xe của Harley-Davidson từ 1.500 đến 2.000 đô-la mỗi
chiếc cùng mẫu mã. Một người bảo vệ thực thụ cho kinh tế học tiến hóa thị
trường tự do hẳn sẽ vui mừng trước số tiền khổng lồ mà người tiêu dùng tiết
kiệm được. Xét đến cùng, người tiêu dùng đâu cần quan tâm xem ai sản
xuất ra những sản phẩm họ muốn mua? Nhưng vào ngày 19 tháng 1 năm
1983, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) nhận định việc nhập khẩu xe
mô-tô ngoại là mối đe dọa đối với các nhà sản xuất trong nước và đánh giá
mức độ thiệt hại trong cạnh tranh của Harley-Davidson là 2-1. Hãng này
trước đó đã phàn nàn họ không đủ khả năng cạnh tranh với các nhà sản xuất
nước ngoài. Vào ngày 1 tháng 4, Tổng thống Reagan chấp thuận đề xuất
của ITC và giải trình trước Quốc hội: “Tôi quả quyết rằng việc hạn chế
nhập khẩu trong trường hợp này liên quan mật thiết tới lợi ích kinh tế của
đất nước,” đồng thời nâng thuế suất từ 4,4% lên 49,4% – một mức thuế cao
gấp mười lần đánh vào mặt hàng xe mô-tô nhập khẩu mà người tiêu dùng
Mỹ sẽ phải gánh chịu. Thuế quan bảo hộ đã giúp Harley-Davidson hồi phục
về tài chính, song thực chất đó là tiền của người tiêu dùng xe mô-tô ở Mỹ
chứ không phải tiền của các nhà sản xuất Nhật Bản. Chủ tịch ITC Alfred E.
Eckes giải thích về quyết định trên như sau: “Trong ngắn hạn, mức giá cao
có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng, nhưng việc
điều chỉnh ngành công nghiệp trong nước sẽ đem lại nhiều tác động tích
cực trong dài hạn. Đề xuất hạn chế nhập khẩu sẽ giữ được công ăn việc làm,
đồng thời khuyến khích sản xuất sản phẩm mô-tô có tính cạnh tranh trong
nước.”

Khi các hiệp định tự do hóa thương mại được ký kết, cho phép mở rộng sản
xuất ở nước ngoài nhằm tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, nhờ đó giảm giá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.