SỰ TUYỆT CHỦNG CỦA CON NGƯỜI KINH TẾ - Trang 64

tiết kiệm được tiền và nhân viên làm việc cho Wal-Mart vì họ thấy có lợi
nhất cho bản thân. Như Will đã nhận xét, giá cả tại Wal-Mart thấp hơn 17%
so với các cơ sở bán lẻ khác, thu hút trên 127 triệu khách mỗi tuần. Chỉ
riêng năm 2006, có đến 25 nghìn người dự tuyển vào 325 vị trí trong một
chi nhánh Wal-Mart ở Evergreen Park, bang Illinois. Will gọi Wal-Mart là
“cỗ máy tạo việc làm phi thường nhất trong lịch sử khu vực kinh tế tư nhân
trên toàn dải ngân hà” và đánh giá “hiệu quả của hệ thống bán lẻ Wal-Mart
giúp người tiêu dùng tiết kiệm trên 200 tỷ đô-la mỗi năm, làm lu mờ các
chương trình của chính phủ như phân phối thực phẩm (28,6 tỷ đô-la) và tín
dụng thuế thu nhập (34,6 tỷ đô-la). Hay nói theo cách của Yogi Berra, nếu
người ta không muốn mua hàng hay làm việc tại các cửa hàng khác, bạn
chẳng có cách nào cản được họ.

Đầu năm 2007, Edward C. Prescott - nhà kinh tế đoạt giải Nobel - than
phiền rằng các chuyên gia kinh tế tốn quá nhiều thời gian và sức lực để
phản bác quan điểm “vai trò kinh tế của chính phủ là bảo vệ nền công
nghiệp, việc làm và sự phồn thịnh của Hoa Kỳ trước sức mạnh của các thế
lực cạnh tranh nước ngoài.” Prescott, cũng như Adam Smith, không cho
rằng đây là vai trò của chính phủ, thay vào đó chính phủ chỉ nên “tạo cơ hội
cho người dân tìm kế sinh nhai theo cách riêng, trong các thị trường quốc tế
mở, càng ít chịu sự can thiệp của chính phủ càng tốt.” Prescott chỉ rõ “các
nước mở cửa cạnh tranh quốc tế nhiều nhất chính là các nước có thu nhập
đầu người cao nhất” và khai thông biên giới kinh tế “là chìa khóa để nâng
mức sống tại các nước đang phát triển lên ngang tầm với các nước giàu
hơn.” Năm 2007 đánh dấu năm mươi năm Hiệp ước Rome, từ các nước
thành viên ban đầu gồm Pháp, Ý, Bỉ, Tây Đức, Luxembourg và Hà Lan, với
năng lực sản xuất chỉ bằng một nửa nước Mỹ, Liên minh Châu Âu ngày nay
đã có vị thế ngang với Mỹ nhờ mở cửa, tự do hóa thương mại. Trong khi
đó, dù các nước Đan Mạch, Ireland và Anh có vị thế kinh tế tương đương
với sáu nước trên trước khi ký Hiệp ước, về sau lại tụt hậu. Chỉ đến khi ba
nước này mở cửa kinh tế với sáu nước thành viên Hiệp ước Rome, họ mới
đuổi kịp và đến nay năng lực sản xuất của Anh đã ngang với Đức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.