chọn chiến thuật này được coi như đạt tới cân bằng. Áp dụng vào kinh tế
học, thị trường sẽ đạt tới điểm cân bằng khi việc giữ nguyên chiến thuật có
lợi hơn (hoặc được cho là có lợi hơn) việc thay đổi chiến thuật. Do đó, các
ngành nghề, tập đoàn, doanh nghiệp và con người sẽ đạt tới điểm cân bằng
tại đó việc thay đổi chiến thuật không được ưa thích.
Trong một khái niệm liên quan trực tiếp hơn đến kinh tế học, việc chuyển
đổi sản phẩm như vậy được gọi là không có Hiệu ứng Pareto. Khái niệm
này được nhà kinh tế học người Italia Vilfredo Pareto đưa ra trong các
nghiên cứu về hiệu quả của thị trường. Câu hỏi đặt ra ở đây là: có phải thị
trường tự do cạnh tranh hiệu quả vì tối ưu hóa được những sản phẩm có
chất lượng tốt nhất với mức giá thấp nhất? Để trả lời câu hỏi này, Pareto chỉ
ra bốn hình thức thương mại hình thành trên thị trường: thắng – thắng (tất
cả những người tham gia đều được lợi), thắng – không thua (một số người
tham gia được lợi còn những người khác không được lợi cũng không bị
thiệt), không thua – thua (những người tham gia không ai được lợi nhưng
có một số người bị thiêt), và thắng – thua (một số người tham gia được lợi
trong khi những người khác bị thiệt). Lý thuyết của Pareto cho rằng sau
cùng các bên chỉ tiếp tục các hoạt động thương mại khi cả hai bên tham gia
cùng được lợi hoặc một bên được lợi và bên kia không bị thiệt, tức là, hoặc
thắng – thắng hoặc thắng – không thua. Cuối cùng, thị trường sẽ cân bằng
tại mức tối ưu của hình thức thắng – thắng hoặc thắng – không thua và
không thể tiến hành hoạt động thương mại nào hiệu quả hơn mà không
khiến ai đó bị thiệt hại. Nếu định nghĩa kinh tế học là sự phân bổ các nguồn
lực khan hiếm có khả năng thay thế nhau, với một nhóm cá nhân và một
nhóm nguồn lực cho sẵn để lựa chọn, việc chuyển dịch từ sự phân bổ này
này đến sự phân bổ khác đem lại lợi ích cho ít nhất một cá nhân và không
làm ai bị thiệt hại chính là một hoàn thiện Pareto. Khi không có cách phân
bổ nào hiệu quả hơn, cách phân bổ nguồn lực hiện tại được coi là có hiệu
quả Pareto.