tương đồng với ngón tay cái hiệu quả của con người hơn là ngón cái kì lạ
của loài gấu trúc.
Để kiểm chứng hiệu ứng lối mòn phụ thuộc, người ta thường so sánh bàn
phím QWERTY với bàn phím giản lược DSK (Dvorak Simplified
Keyboard) do August Dvorak sáng chế năm 1936 – loại bàn phím được cho
là hiệu quả hơn cách bố trí dưới tối ưu của QWERTY. Nếu bàn phím DSK
thực sự siêu việt hơn, tại sao không có thị trường dành cho nó? Lối mòn
phụ thuộc vào QWERTY là câu trả lời thường được đưa ra – có quá ít
người được đào tạo để biết sử dụng bàn phím Dvorak nên không có nhu cầu
đối với thiết kế ưu việt này đỏi hỏi các nhà sản xuất đáp ứng.
Tuy nhiên, lời giải thích này khó đứng vững. Những nghiên cứu lịch sử gần
đây cho thấy ban đầu Sholes chỉ thiết kế QWERTY để khắc phục hiện
tượng kẹt bàn phím, không phải bằng cách giảm tốc độ đánh máy, mà bằng
cách tách các phím có các ký tự trên thanh chữ gần nhau dưới bàn trượt
máy chữ (chẳng hạn, ông đã tách phím T và H ra xa nhau.) Cách bố trí bàn
phím QWERTY thực sự là kết quả của quá trình nghiên cứu tần suất sử
dụng các cặp chữ cái. Bàn phím này ra đời không phải để cản trở những
người có năng lực đánh máy nhanh, vượt quá khả năng đáp ứng của các loại
máy chữ thời bấy giờ.
Thực ra, hai nhà kinh tế học Stan Liebowitz và Stephen Margolis đã kiểm
tra kết quả của các cuộc thử nghiệm cho thấy bàn phím Dvorak hiệu quả
hơn QWERTY, và đưa ra những kết luận không mấy dễ chịu với Dvorak.
Chẳng hạn, trong một nghiên cứu, Dvorak đã so sánh những học sinh ở
những độ tuổi khác nhau, từ những trường khác nhau, từ những lớp với thời
gian học dài khác nhau, làm những bài kiểm tra đánh máy khác nhau. “Bất
kì ai, không cần phải là một nhà khoa học, cũng có thể nhận ra rằng những
so sánh đó không phải là những thử nghiệm được kiểm định,” Liebowitz và
Margolis nhận xét đầy mỉa mai. Ngoài ra, những kết quả thường được trích
dẫn của một cuộc thử nghiệm năm 1944 trong Hải quân, đặt nền móng hoàn