cuộc chiến chiếm thị phần.” Vậy thì, hầu hết mọi bất bình đẳng kinh tế đều
là hậu quả của thị trường không công bằng, hình thành từ dưới lên, bị
những sự kiện ngẫu nhiên chi phối. Thị trường này có thể khắc phục bằng
sự quản lý từ trên xuống. Krugman đã kết luận: “Khi quy luật QWERTY
còn thống trị thế giới, không thể nào tin tưởng vào thị trường.”
Tuy nhiên, như chúng ta thấy, đây không phải là thế giới của quy luật
QWERTY. Cách lập luận trên không hợp lý bởi IBM không còn thống trị
thị trường máy tính, DOS không phải là hệ điều hành duy nhất và khách
hàng cũng không quá chung thủy với DOS bởi phần lớn đã chuyển sang
dùng Windows. Chúng ta thật mù quáng nếu không nhận thấy hầu hết các
hệ điều hành ngày nay đều có giao diện bóng bẩy bắt chước các thiết kế ban
đầu của Mac. Chưa hết, ngày nay máy tính đã thay thế máy đánh chữ và
những chiếc máy tính cá nhân nhỏ gọn đã thay thế loại máy tính khổng lồ –
trái ngược với quy luật lối mòn phụ thuộc.
Tôi không hề phủ nhận vai trò của yếu tố lịch sử. Tất nhiên, lịch sử có tầm
quan trọng riêng. Then cài lịch sử và lối mòn phụ thuộc là những hiện
tượng có thật. Thí dụ, chúng ta vẫn sử dụng phím “shift” (dịch chuyển) trên
bàn phím để viết hoa các chữ cái trong khi không có thứ gì bên trong máy
tính cần phải đổi chỗ; chúng ta vẫn gõ phím “return” (quay lại) trong khi
không cần đặt thứ gì về vị trí cũ. Dù QWERTY có lịch sử phát triển đầy
ngẫu nhiên, thực tế cho thấy nó đủ khả năng thống lĩnh thị trường. Nếu
Dvorak (hoặc một loại bàn phím nào khác trong tương lai) ưu việt hơn
QWERTY, nó sẽ có đủ sức chống lại đà quay của bánh xe lịch sử để đạt tới
cân bằng Nash, hoàn thiện Pareto, hay chiến lược cân bằng tiến hóa. Các hệ
thống công nghệ, cũng giống như các hệ thống sinh học, định hình các hình
thái và chức năng nhờ sự kết hợp của tính hiệu quả và yếu tố lịch sử. Tối ưu
hay không tối ưu chưa phải là nhân tố quyết định duy nhất.
***