khác, tạo ra những cuộc quá độ lịch sử và cách mạng công nghệ. Thị trường
thường dao động qua rất nhiều đỉnh và đáy, đạt đến điểm cân bằng, tối ưu
và ổn định, để rồi bị hai sức mạnh đối kháng là cái tất nhiên và cái ngẫu
nhiên phá vỡ. Mọi phát minh đều có khởi đầu hết sức ngẫu nhiên. Tuy
nhiên điều này không đảm bảo cho vị trí vĩnh viễn của chúng trên thị
trường. Yếu tố quan trọng hơn cả là sở thích của người tiêu dùng.
Sự khác biệt rõ ràng giữa quá trình tiến hóa trong sinh học và trong văn hóa
chính là nguyên nhân khiến nhiều người căng thẳng về sự tương đồng giữa
sự tiến hóa và kinh tế học. Như bạn đã thấy, chúng có rất nhiều điểm thực
sự giống nhau nhưng cũng có không ít điểm khác nhau nghiêm trọng. Nhà
sử học George Basalla đã làm sáng tỏ vấn đề này trong cuốn Sự tiến hóa
của công nghệ. Basalla bắt đầu cuốn sách bằng việc phủ nhận ảo tưởng về
một nhà phát minh làm việc cô độc, mơ thấy những tiến bộ công nghệ mới
như thể bóng đèn lóe sáng trong trí óc. Basalla cho rằng mọi công nghệ đều
được phát triển từ những đồ tạo tác (vật nhân tạo) hoặc những thứ sẵn có
trong tự nhiên (vật thiên tạo): “Bất cứ sản phẩm mới nào được chế tạo ra
đều bắt nguồn từ một vật thể đã tồn tại.” Nhưng phải có những đồ tạo tác
xuất hiện đầu tiên, trước tất cả các phát minh khác, như thể chúng bắt
nguồn từ hư vô. Trong trường hợp này, Basalla chỉ ra đồ tạo tác đó bắt
nguồn từ tự nhiên.
Ví dụ, Michael Kelly – một trong những người sáng chế ra dây thép gai –
đã phát biểu vào năm 1868: “Sáng chế của tôi khiến các hàng rào bằng dây
thép có đặc tính tương tự những bụi cây gai. Vì thích thiết kế hàng rào, tôi
đã làm ra loại dây gai này.” Bằng phép loại suy, Bassala coi các đồ tạo tác
như các sinh vật: “Vai trò của đồ tạo tác đối với tiến bộ công nghệ cũng
giống như vai trò của động thực vật đối với quá trình tiến hóa hữu cơ.”
Vậy huyền thoại thiên tài cô độc xuất hiện từ đâu? Basalla cho rằng nó là
sản phẩm của hệ thống nhà nước cấp bằng sáng chế, theo đó một cá nhân sẽ
nhận mọi vinh dự do một sáng chế đem lại, bất kỳ yêu sách nào về tính